Những loại thuốc mà F0 cần có trong tủ thuốc khi cách ly tại nhà

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo hướng dẫn điều trị mới nhất của Bộ Y tế, bệnh nhân mắc COVID-19 chỉ điều trị tại nhà sau khi đã điều trị ở bệnh viện ít nhất 10 ngày và có ít nhất 2 lần xét nghiệm âm tính hoặc tải lượng virus rất thấp (CT≥30) và người bệnh sẽ phải cách ly và theo dõi tại nhà tiếp tục 14 ngày. Vậy F0 hoặc người nhà F0 cần chuẩn bị những loại thuốc gì khi cách ly tại nhà?

Ảnh minh hoạ: Lao Động
Ảnh minh hoạ: Lao Động
Theo bác sĩ Phạm Văn Phúc - Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), trong thời gian F0 tự cách ly tại nhà, người bệnh cần chuẩn bị các loại thuốc thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau (thuốc có thành phần là Paracetamol như Panadol, Efferalgan…) để dùng khi sốt cao, hoặc đau nhiều. Liều lượng sử dụng là 10-15 mg/kg/lần, mỗi lần dùng cách nhau ít nhất 4 giờ, trẻ con không quá 60 mg/kg/ngày.
Ngoài ra, người bệnh cần chuẩn bị các loại thuốc khác như thuốc dị ứng (các thuốc kháng histamine), thuốc giảm ho, oresol, nước muối sinh lý (Nacl 0.9%). Những người bệnh có bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, viêm gan virus, hen suyễn… cần tiếp tục duy trì thuốc điều trị hàng ngày.
"Ngoài dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao, đau nhiều theo hướng dẫn, người bệnh không được dùng bất cứ thuốc hay thực phẩm chức năng nào khác khi không có chỉ định của bác sĩ. Cũng không làm theo bất cứ điều gì trên mạng về cách điều trị virus tránh gây hại cho bản thân", bác sĩ Phạm Văn Phúc chia sẻ thêm.
Ngoài các loại thuốc trên, trong gia đình nên trang bị thêm cặp nhiệt độ, máy đo huyết áp (nếu gia đình có người già, người bị bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp), máy đo đường máu (nếu người nhà có người mắc bệnh tiểu đường).

Bác sĩ Phạm Văn Phúc - Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương). Ảnh: NVCC
Bác sĩ Phạm Văn Phúc - Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương). Ảnh: NVCC
Bác sĩ Phạm Văn Phúc cũng khuyến cáo người dân không nên làm theo những thông tin giả trên mạng như bôi dầu gió, sử dụng nước muối ưu trương, xông hơi,... để điều trị COVID-19.
Về việc sử dụng dầu gió, bác sĩ Phúc cho biết không có bằng chứng về việc phòng và điều trị COVID-19. Thêm vào đó, lạm dụng dầu gió có thể gây quá liều methyl salicylate, tổn thương niêm mạc nếu bôi trực tiếp dầu gió vào niêm mạc mắt, mũi, họng.
Ngoài ra, người bệnh chỉ dùng nước muối 0.9% súc miệng họng hàng ngày, không nên tự ý pha nước muối hay dùng nước muối ưu trương để súc họng hay nhỏ họng. Việc dùng nước muối ưu trương sẽ gây tổn thương thêm tế bào niêm mạc mũi họng dẫn tới dễ gây loét và bội nhiễm thêm vi khuẩn khác.
Cũng theo bác sĩ Phúc, việc xông hơi có tác dụng giãn mạch, tăng thân nhiệt, dẫn tới tăng đề kháng tạm thời chứ không có tác dụng phòng hay điều trị COVID-19.
"Hơn hết, hãy tuân thủ 5K, tiêm vaccine nếu thuộc đối tượng được tiêm, và hãy chú trọng bảo vệ sức khoẻ cho người già, phụ nữ mang thai, những người có bệnh nền trong gia đình, bởi đây đều là những người dễ diễn biến nặng nếu mắc COVID-19", bác sĩ Phúc nói.
VY VY (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).