Những "hiệp sĩ" giải cứu hài nhi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong lúc nhiều người chìm sâu vào giấc ngủ thì ở đâu đó các thành viên của nhóm “Bảo vệ sự sống thai nhi Việt” lại lên đường gom những hài nhi xấu số bị bỏ rơi để khâm liệm và đưa các em về nơi an nghỉ cuối cùng. Không chỉ vậy, nhóm còn cứu sống nhiều thai nhi có mẹ là những đứa trẻ bị lạm dụng tình dục.
Ám ảnh của người trưởng nhóm
Người thành lập nhóm “Bảo vệ sự sống thai nhi Việt” là anh Nguyễn Văn Minh, 34 tuổi (trú tại Yên Phong, Bắc Ninh). Anh Minh vốn là bác sĩ, nhiều lần nghe đồng nghiệp kể về những hài nhi xấu số bị bỏ rơi khiến anh luôn bị ám ảnh. “Ý nghĩ phải làm gì đó cho những hài nhi bé bỏng cứ lặp đi lặp lại trong đầu tôi. Cuối cùng tôi quyết định thành lập nhóm Bảo vệ sự sống thai nhi Việt. Ban đầu nhóm chỉ có 3 thành viên nhưng tính tới thời điểm này thì con số đã lên tới hơn 30 người rồi”, bác sĩ Minh cho biết.  
Bác sĩ Minh kể rằng việc khó khăn nhất của nhóm chính là đến các phòng khám, cơ sở nạo phá thai xin các hài nhi đã tử vong về chôn cất. Bởi nhiều nơi họ bỏ ngoài tai những lời thỉnh cầu ấy. Nhưng, trước sự kiên nhẫn và chân thành của các thành viên nhóm, nhiều phòng khám đã chịu “hợp tác”. 

Lễ cầu siêu cho những hài nhi xấu số.
Lễ cầu siêu cho những hài nhi xấu số.
Không chỉ đến các phòng khám mà các thành viên của nhóm còn đến những bãi rác lớn trên nhiều địa bàn khác nhau. Có những đêm, nhóm tìm được 14 hài nhi tại một điểm tập kết rác. Các hài nhi này được bọc kỹ càng bằng túi ni lông cùng nhiều lớp giấy vệ sinh. Theo bác sĩ Minh chia sẻ thì thời điểm các bé bị bỏ rơi nhiều nhất chính là lúc các phòng khám thai đóng cửa nên nhóm của anh thường phải đi vào tối muộn cho đến rạng sáng. Cả nhóm cứ rong ruổi trên khắp các tuyến đường như vậy, trung bình mỗi ngày các đội tại 5 tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên và Bắc Giang thu gom được khoảng 20-30 hài nhi.
Tuy nhiên, gom được các hài nhi xấu số rồi, khó khăn tiếp theo là việc tìm nơi chôn cất. Sau một thời gian dò hỏi và liên hệ, bác sĩ Minh cũng tìm được nghĩa trang Đồi Cốc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) là nơi nhận mai táng cho các em. Từ đó, cứ đều đặn 2 tuần một lần, nhóm của anh Minh lại đem các bé về nghĩa trang này để làm lễ cầu siêu và chôn cất.
Dù đã làm công việc thiện nguyện này đến 8 năm nhưng có những ca “giải cứu” đặc biệt khiến bác sĩ Minh không thể nào quên. Anh kể: “Có lần mình nhận một bé từ một cơ sở phá thai, tim của bé vẫn đập. Mình và một vài thành viên khác của nhóm nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu. Ai cũng cầu nguyện cho bé được bình an. Thế nhưng, những cố gắng của mình và mọi người là không đủ, khi gần đến bệnh viện, bé đã ngừng thở. Lúc đó tất cả mọi người trên xe không ai cầm được nước mắt”.
Làm vì cái tâm
Một trong những thành viên lâu năm của nhóm là anh Nguyễn Văn Huấn, SN 1988 (trú tại Phổ Yên, Thái Nguyên). Khi được hỏi duyên cớ nào khiến anh Huấn tham gia vào nhóm thiện nguyện “Bảo vệ sự sống thai nhi Việt” thì anh cười bảo: “Rất vô tình thôi. Có lần mình ngồi trò chuyện với anh Minh, nghe anh ấy kể về những chuyện “giải cứu” thai nhi, thực sự mình thấy phục lắm. 

Bé N. được bảo vệ, giúp đỡ từ lúc có thai đến lúc sinh con.
Bé N. được bảo vệ, giúp đỡ từ lúc có thai đến lúc sinh con.
Ban đầu vì tò mò nên mình xin anh ấy cho đi cùng để xem cảm giác thế nào. Lúc phải tận mắt chứng kiến những thai nhi bị vứt bỏ, mình đã bị ám ảnh. Cả đêm hôm đó và nhiều đêm sau nữa mình không sao ngủ được. Ám ảnh là thế nhưng không hiểu sao như có một động lực gì đó thúc đẩy mình phải đi tiếp. Và thế là sau lần đầu tiên ấy thì cứ thế đi thôi. Đi cho tới thời điểm này cũng là 4 năm rồi”.
Có lần 12 giờ đêm anh Huấn nhận được điện thoại của anh Minh, bảo rằng: “Huấn ơi, đi ngay với mình xuống Hà Nội đi, có một em bé vừa bị bỏ”. Nhận điện, anh Huấn đón anh Minh rồi lập tức xuống Hà Nội. Đến nơi, anh Minh đi vào. Một lúc sau mang theo một cái túi màu đen đi ra. “Lần đó, mình trực tiếp tắm rửa cho bé. Thân thể bé đã không còn nguyên vẹn do người ta dùng phoóc-xép lôi ra. Khi ấy mình đã bật khóc vì thương con quá”, anh Huấn nhớ lại.
Chính anh Huấn cũng không hiểu sao mình lại có “căn” gắn với những hài nhi xấu số này đến như vậy. Anh bảo, mặc dù làm nghề kinh doanh buôn bán nhưng anh chưa từng kiêng chở xác hài nhi hay bà bầu trên xe ôtô của mình. Không chỉ tham gia gom nhặt các hài nhi xấu số, anh Huấn cũng cùng nhóm thiện nguyện còn "giải cứu" nhiều trường hợp mang thai ngoài ý muốn.
Mới đây, anh Huấn cùng bác sĩ Minh và một số thành viên khác của nhóm “Bảo vệ sự sống thai nhi Việt” đã lên tận Mộc Châu để đón cháu bé H.T.N. (sinh năm 2007) xuống Bắc Ninh sinh con. Bé N. bị cha dượng xâm hại tình dục nhiều lần trong suốt 2 năm, tới khi bụng N. to bất thường, mẹ N. mới phát hiện ra. Theo lời kể của N, bé bị cha dượng xâm hại từ khi mới học lớp 6. Lợi dụng mẹ đi vắng, đứa em còn nhỏ, gã cha dượng đồi bại đã cưỡng hiếp em ngay tại nhà và dọa sẽ giết cả hai mẹ con nếu em nói cho mẹ biết. Hắn còn mua sẵn can xăng về nhà để đe dọa em.

Căn nhà cho gia đình bé N. được xây dựng từ nguồn tài trợ.
Căn nhà cho gia đình bé N. được xây dựng từ nguồn tài trợ.
Khi biết N. bị lạm dụng tình dục dẫn đến có thai, cô giáo chủ nhiệm của em đã liên hệ với nhóm “Bảo vệ sự sống thai nhi Việt” đề nghị trợ giúp. Suốt thời gian chờ sinh, N. được anh Minh đưa về nhà chăm sóc, nuôi dưỡng. Hiện tại, cha dượng của N. đã bị bắt, N. đã sinh con. Con của N. đã được một sư thầy cưu mang, chăm sóc.
Sau khi từ Bắc Ninh trở về, 3 mẹ con N. đã bị gia đình bên nội đuổi ra khỏi nhà. Bất đắc dĩ, mẹ con N. phải về ở cùng ông bà ngoại và người em trai. Ông bà đều đã tuổi cao sức yếu, mẹ N. tính cách không bình thường nên không có công ăn việc làm, ai thuê gì làm nấy, giờ lại một mình nuôi N. và em gái N. (con chung với tên bố dượng đồi bại). Lương công nhân ba cọc ba đồng của cậu N. chẳng đủ lo sinh hoạt cho gia đình. Cả nhà 6 người chen chúc trong một ngôi nhà lá đơn sơ, không có cả nhà tắm, nhà vệ sinh. Trước hoàn cảnh đáng thương của bé N., một lần nữa nhóm “Bảo vệ sự sống thai nhi Việt” lại kêu gọi tài trợ để xây dựng ngôi nhà kiên cố cho gia đình bé.
Duyên trời định
Tuy mới gắn bó với nhóm 3 năm nhưng Nghiêm Thị Thanh (sinh năm 1987) coi đó như là một cái duyên trời định. Cách đây 3 năm, tình cờ Thanh theo một đoàn từ thiện về lễ cầu siêu tại nghĩa trang Đồi Cốc. Ban đầu, Thanh cũng không biết đó là nghĩa trang thai nhi. 
Khi kết thúc buổi lễ mới nghe một chị cùng đoàn giới thiệu đây là nghĩa trang chôn cất thai nhi bị phá bỏ, được các bạn ở các thành viên của nhóm “Bảo vệ sự sống thai nhi Việt” ở các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Nguyên về chôn cất. Về nhà, Thanh lên mạng tìm thông tin nhóm chôn cất thai nhi tại nghĩa trang Đồi Cốc, thì thấy trang Facebook về nhóm. Hôm sau, Thanh nhắn tin cho Nguyễn Hoàng Minh admin của nhóm và cũng là trưởng nhóm để xin tham gia cùng mọi người.

Xây dựng nghĩa trang cho thai nhi.
Xây dựng nghĩa trang cho thai nhi.
Một tháng đầu Thanh đi đón toàn ca nhỏ dưới 12 tuần. Lần đầu bỡ ngỡ bước chân vào công việc này, Thanh chỉ thấy xót xa, thương cảm cho các bé. Có những ngày một mình Thanh đi đón các bé vào ban đêm hay sáng sớm rồi tự mình mang về tắm rửa, cho vào tủ đông. Nhớ lần đón một bé 7 tháng về, lần đầu tiên thấy 1 đứa trẻ đầy đủ hình hài, Thanh sốc, vừa tắm cho bé, vừa khóc rất nhiều.
Sau lần đó, Thanh đón nhiều bé lớn hơn nhưng không còn bấn loạn như lần đầu nữa. Thanh cố kìm nén trong lòng, chỉ sợ mình khóc thương nhiều quá, bé sẽ luấn quấn bên mình không siêu thoát được. Gia đình, họ hàng ai cũng biết nhưng đều ủng hộ Thanh làm việc thiện. Bố mẹ chỉ dặn dò Thanh giữ gìn sức khỏe, nếu có đi làm đêm hôm thì cẩn thận giữ mình. Bởi hết giờ làm việc ở cửa hàng (Thanh đang là nhân viên một quán lẩu), Thanh mới tranh thủ đi làm công việc thiện nguyện này. Có điểm đón xa nhất cách nơi Thanh ở 25km, cả đi và về mất hơn 2 tiếng. Về nhà lại cặm cụi tắm rửa, mặc quần áo cho các bé, chưa kịp nghỉ ngơi, có điện thoại lại tiếp tục lên đường đến gần sáng mới trở về nhà.
“Em nhớ có lần đi cứu bé Gia Phong, con bị phá ở tuần thai 30. Hôm đó em chầu trực ở phòng khám suốt một buổi. Ơn giời, may mắn đã mỉm cười với con. Con chào đời với cân nặng 1.4kg nhưng con chỉ đủ duyên với cuộc sống được 15 ngày rồi ra đi vĩnh viễn. Vẫn biết vào viện rất nhiều thủ tục liên quan, mong muốn được mang con về chôn cất là rất khó. Em đã xin rất nhiều lần với kíp trực, lãnh đạo bệnh viện, phòng công tác xã hội để được thực hiện mong muốn đưa con về đó, cùng các anh chị em kém duyên với đời như con. Sau một tháng, em cũng được toại nguyện mong ước”, Thanh xúc động chia sẻ.
Hơn 30 thành viên, mỗi người một công việc khác nhau nhưng họ cùng có chung tấm lòng thiện lương, muốn làm việc gì đó ý nghĩa. Việc được tự tay mình "đưa tiễn" các sinh linh bé nhỏ đi nốt đoạn đường cuối cùng chính là động lực lớn lao nhất để họ không bỏ cuộc.
Theo Trâm Anh (cand.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…