Những điều mẹ nên biết về ho ở trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trẻ em thường rất dễ gặp những cơn ho khan, ho đờm trong mùa lạnh. Và để quá trình khắc phục những cơn ho ở con trẻ hiệu quả, mẹ nên lưu ý thững thông tin dưới đây.  
 

Ho không phải là bệnh

Những cơn ho thật ra là triệu chứng của bệnh hô hấp hay các chứng cảm cúm. Ho là phản xạ bảo vệ cơ thể, xảy ra đột ngột và lặp đi lặp lại nhằm làm sạch những vật lạ trên đường thở. Ngoài việc giảm ho cho trẻ, mẹ cũng cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn đến những cơn ho để có thể điều trị tận gốc các căn bệnh này.

 

 

Chỉ có 15% bệnh nhân ho do vi khuẩn

Theo nghiên cứu, có đến 85% bệnh nhân ho vì virus và nguyên nhân khác, chỉ có 15% trường hợp trẻ ho do vi khuẩn hay nhiễm trùng. Các nguyên nhân thường gây ra chứng ho có thể là: viêm thanh quản, viêm khí quản hay phế quản, suyễn và dị ứng, ô nhiễm không khí, cảm cúm hay có dị vật ở đường hô hấp…

Chứng ho có thể gây nhiều biến chứng

Cơn ho sẽ khiến bé bị rát cổ, khan giọng, thở khò khè, có thể kèm theo biểu hiện: sốt, đờm đục, đờm xanh. Trẻ bị ho thường đi kèm nôn trớ, dẫn đến biếng ăn, lười nói chuyện, lười vận động… Những cơn ho vào ban đêm khiến trẻ mất ngủ, mệt mỏi hay quấy khóc. Nếu tình trạng ho kéo dài dẫn tới tình trạng trẻ mệt mỏi, suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển…

Cao lá thường xuân - thảo dược quý trong hỗ trợ điều trị ho cho trẻ

Cây thường xuân là loài cây gỗ leo, họ nhân sâm và có nhiều tác dụng chữa bệnh về đường hô hấp. Hiệu quả và độ an toàn của cao lá thường xuân đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu lâm sàng. Hiện nay, dịch chiết (cao) lá thường xuân đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong hỗ trợ  điều trị ho và viêm đường hô hấp tại nhiều nước trên thế giới, nhất là Châu Âu.

Dịch ép quả tắc (quất) và đường phèn có tác dụng giúp bổ phế, long đờm, giảm ho

Tinh dầu trong quả tắc sẽ kích thích hệ hô hấp, giúp long đờm và tống đờm ra ngoài. Vitamin C còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng và chống cảm cúm. Đường phèn với vị ngọt thanh lại có nhiều tác dụng tốt cho đường hô hấp và giảm các chứng ho. Sự kết hợp giữa dịch ép quả tắc và đường phèn là kinh nghiệm dân gian được nhiều người áp dụng trong hỗ trợ giảm ho.

Tinh dầu tràm gió, gừng, húng chanh (tần dày lá)  giúp long đờm, sát khuẩn

Những loại tinh dầu này có mùi thơm, có công dụng giúp giải cảm, sát khuẩn, tiêu đờm. Những loại tinh dầu với nguồn gốc từ thiên nhiên sử dụng an toàn cho trẻ nhỏ.

Nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm Siro Ho có chiết xuất từ thiên nhiên cho trẻ

Theo các chuyên gia y tế, một sản phẩm ho dành cho trẻ em đáp ứng được các tiêu chí: Có dạng bào chế phù hợp với trẻ, vừa giúp giảm được các chứng ho ở trẻ nhưng sử dụng an toàn, không có tác dụng phụ. Các bậc phụ huynh có thể chọn siro giảm ho có thành phần từ thảo dược thiên nhiên, đây sẽ là một trong những “ứng cử viên” hàng đầu giúp trẻ ngăn ngừa và giảm những cơn ho khi chuyển mùa hoặc thời tiết lạnh.

Mai Thương (theo thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.