Những điều chỉnh từ cuộc sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Liên tục những ngày qua, hàng loạt văn bản đã được ban hành với nội dung liên quan các chính sách hỗ trợ dành cho người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Theo Nghị quyết 126/CP sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68/CP, đối tượng NLĐ tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được bổ sung rõ hơn trong các trường hợp thuộc diện hỗ trợ một lần 1 triệu đồng, 1.855.000 đồng và 3.710.000 đồng. Nghị quyết 126 cũng đã bỏ điều kiện nợ xấu tín dụng trong quy định về chính sách cho vay trả lương ngừng việc...

Tối 13-10, BHXH Việt Nam đã có thông tin về việc xác định đối tượng hưởng hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố tiếp nhận hồ sơ để giải quyết và chi trả hỗ trợ kịp thời đối với các trường hợp: NLĐ tham gia BHTN trên cơ sở hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc đã giao kết với NSDLĐ và tại thời điểm ngày 30-9-2021, NLĐ chưa chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc, có tên trong danh sách tham gia BHTN của cơ quan BHXH nên vẫn được coi là đang tham gia BHTN và được hỗ trợ trên cơ sở thời gian đã đóng BHTN nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Các đối tượng này bao gồm cả các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, nghỉ việc không hưởng lương, ngừng việc, việc hưởng chế độ thai sản... trong thời gian từ ngày 1-1-2020 đến ngày 30-9-2021 cũng như trước ngày 1-1-2020.

Trước đó, Báo Người Lao Động số ra ngày 5-10 có bài viết "Gói 30.000 tỉ đồng bỏ sót đối tượng?", đặt vấn đề rất nhiều NLĐ tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do dịch Covid-19 có khả năng không được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP vì thời điểm quy định trong nghị quyết này về tham gia BHXH và diễn biến thực tế có những điểm chưa phù hợp. Sau khi báo đăng, các cơ quan hữu trách đã xem xét lại, kịp thời điều chỉnh và bổ sung đối tượng như đã nêu trên, bảo đảm quyền thụ hưởng của NLĐ đúng nguyên tắc có đóng có hưởng.

Cũng từ thực tế cơ sở mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo điều chỉnh giờ làm thêm của NLĐ theo hướng bỏ giới hạn làm thêm tối đa 40 giờ/tháng, áp dụng tổng số giờ làm thêm tối đa 200 - 300 giờ/năm cho tất cả ngành nghề thay vì một số ngành đặc thù như quy định hiện hành. Việc này xuất phát từ nguyện vọng của đông đảo NLĐ nhằm có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống sau nhiều tháng lao đao vì đại dịch và NSDLĐ muốn phục hồi sản xuất, chống đứt gãy chuỗi cung ứng. Thời gian dự kiến điều chỉnh quy định về giờ làm thêm nêu trên được đề xuất có hiệu lực đến 31-12-2024.

Bao giờ các chính sách cũng xuất phát từ đời sống, đi vào đời sống và từ đời sống để điều chỉnh. Sự tiếp thu, sửa đổi và sự chủ động xây dựng chính sách, trình cấp thẩm quyền ban hành của các bộ, ngành như vừa qua thể hiện sự cầu thị và tinh thần trách nhiệm. Càng gần gũi, sát với thực tế sinh động và phù hợp nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của đối tượng thụ hưởng thì những chủ trương, chính sách càng tăng thêm giá trị và ý nghĩa. Từ đó cũng tạo ra động lực để tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội nước nhà.

Theo THÔNG ĐẠT (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Tránh 'vết xe đổ' khi xử lý trụ sở dôi dư

Trụ sở dôi dư là một vấn đề được dư luận rất quan tâm trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính hiện nay. Xử lý trụ sở dôi dư làm sao để tránh thất thoát, lãng phí, để những tài sản công này không rơi vào cảnh “cha chung không ai khóc”, là một yêu cầu bức thiết.

Bán hình ảnh là quyền nhưng bán niềm tin là tội

Bán hình ảnh là quyền nhưng bán niềm tin là tội

(GLO)-Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên vừa bị bắt. Trước đó, 2 cái tên đình đám là Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog cũng lần lượt bị khởi tố, tạm giam. 3 con người từng được xem là hình mẫu “truyền cảm hứng”, giờ đứng chung trong một vụ án liên quan đến sản xuất, phân phối, quảng bá sản phẩm sai sự thật.

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Loại bỏ thực phẩm bẩn từ chiếc phong bì

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét với 5 cán bộ Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, về hành vi nhận hối lộ, liên quan đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng (TPCN) giả.

Đồng hành để vươn xa

Đồng hành để vươn xa

Trong bối cảnh cả nước và TPHCM đang phải ứng phó với nhiều thử thách, nỗ lực vượt khó, đòi hỏi phải có sự đồng hành, hợp tác chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền và người dân thành phố.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

Dự án Luật Khoa học, Công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo vừa được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 6-5 là bước tiến về mặt thể chế, đồng thời cho thấy một tầm nhìn mới: đặt niềm tin vào trí tuệ con người và khát vọng sáng tạo như một động lực cốt lõi trong phát triển đất nước.