Những điều cần biết về sữa chua

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hình ảnh vi khuẩn có lợi Lactobacillus chụp dưới kính hiển vi
Hình ảnh vi khuẩn có lợi Lactobacillus chụp dưới kính hiển vi
Sữa chua không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp bổ sung các vi khuẩn hữu ích cho cơ thể.
Nhiều lợi ích
Theo TS-BS Nguyễn Thị Kim Liên (Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) thì: “Sữa chua là sữa nguyên được lên men bởi các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột như Probiotics (Lactobacillus bulgaricus, Streptocoocus thermophilus). Quá trình lên men giúp cho các chất dinh dưỡng trong sữa được chuyển thành dạng dễ tiêu hóa hơn. Trong đó, các thành phần như protein (chất đạm), lipid (chất béo) có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactoza đã được lên men chuyển thành lactic, dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa nên tránh được tiêu chảy. Ngoài ra, sữa chua còn giúp cho cơ thể hấp thu can-xi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn. Thức ăn sữa chua còn có tác dụng điều hòa nhu động ruột, chống táo bón”.
Lưu ý khi dùng
Theo TS-BS Nguyễn Thị Kim Liên, trẻ em từ 6 tháng đến 1 tuổi mỗi ngày nên dùng 1/2 cốc (khoảng 50 ml) sữa chua. Khi bắt đầu cho trẻ ăn sữa chua, cần tập cho trẻ thích nghi, ngày đầu chỉ cho ăn 1 thìa cà phê, sau đó tăng dần, khoảng 1-2 tuần sau cho trẻ ăn 1 cốc/ngày. Với trẻ em 1-3 tuổi thì dùng 1 cốc/ngày (khoảng 100 ml). Người lớn và trẻ lớn dùng 1-2 cốc/ngày. Phụ nữ mang thai, người cao tuổi dùng 1 cốc/ngày.
Nên lưu ý, cần ăn sữa chua khi lạnh hoặc ở nhiệt độ bình thường để đảm bảo chất lượng. Trong trường hợp không muốn ăn lạnh, có thể để cốc sữa chua ra ngoài tủ bảo quản lạnh, hoặc ngâm trong nước ấm vài phút trước khi ăn. Tuy nhiên, sữa chua chỉ giữ ấm dưới 45 độ C, không làm nóng sữa chua lên rồi mới ăn, vì khi nóng các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động, không tốt cho đường tiêu hóa.
"Với người đau dạ dày, trong giai đoạn cấp, còn có cơn đau thì không nên ăn sữa chua. Riêng trường hợp viêm dạ dày giảm a-xít thì dùng sữa chua như bình thường. Ngoài cơn đau (khi bệnh đã ổn định) có thể ăn sữa chua sau khi ăn, tối đa 1 cốc/ngày nhưng không nên ăn thường xuyên (tuần 1-2 lần) và tránh ăn sữa chua khi đói”, TS-BS Kim Liên lưu ý.
Kỹ sư Nguyễn Minh Thục, Trưởng phòng Chất lượng Công ty IDP, cho biết sữa chua Ba Vì do IDP sản xuất được tuân thủ theo công nghệ lên men toàn phần. Với công nghệ này, sữa chua Ba Vì có vị chua của a-xít tự nhiên, do đó không gây hại cho dạ dày. Công nghệ lên men toàn phần còn giúp cho lượng vi khuẩn có ích cho đường ruột (Probiotics) trong sữa chua Ba Vì tồn tại với số lượng lớn, lâu dài. Nên ăn sữa chua sau bữa ăn (có thể ăn ngay sau bữa ăn hoặc cách 1-2 giờ), nhưng không nên ăn khi bụng đói, vì khi đó dịch vị dạ dày tiết ra nhiều, độ a-xít dịch vị sẽ diệt vi khuẩn làm mất tác dụng của sữa chua.
Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.