Những cuộc đời hồi sinh từ hiến tạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Người cha già tóc bạc phơ, giọng run run đứng bên chiếc xe cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy đã đưa cậu con trai 44 tuổi của ông về tới nhà: “Con ơi, tới nhà rồi, dậy đi con”... Không có tiếng trả lời, chỉ có tiếng nấc của những người hàng xóm xung quanh... Hôm nay, ông đưa con trai về thăm nhà lần cuối sau khi đã hiến tạng cứu người”. Đó là một đoạn trích trong nhật ký của Thạc sĩ Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy ghi lại câu chuyện nhân ái về tình người mà ông vừa được chứng kiến.
Cha già đưa con thăm nhà lần cuối
Ngay sau khi câu chuyện cảm động trên được chia sẻ, tới ngày 4-5, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia của Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phẫu thuật lấy tạng của một bệnh nhân tử vong vì tai nạn giao thông để cứu giúp các bệnh nhân khác. Bệnh nhân T.H.P (24 tuổi, ngụ tại Thôn 5, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bác sĩ Bệnh viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết ngày 2-5, Khoa Cấp cứu tiếp nhận bệnh nhân T.H.P bị tai nạn giao thông chết não. Gia đình anh P. đã hiến tặng các bộ cơ thể của anh góp phần cứu sống nhiều người bệnh khác. Đúng 13 giờ ngày 4-5, sau 2 giờ phẫu thuật, quá trình lấy tạng hoàn thành. Các tạng hiến ngay lập tức được đoàn xe hộ tống Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Cảnh sát giao thông Công an TP Hồ Chí Minh nhanh chóng đưa đến nơi nhận tạng. Tim và thận của anh P. được vận chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, gan được vận chuyển đến Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.

Các bác sĩ thực hiện nghi thức trước khi phẫu thuật lấy tạng của người hiến.
Các bác sĩ thực hiện nghi thức trước khi phẫu thuật lấy tạng của người hiến.
Ngày 5-5, trước di ảnh của anh T.H.P, gia đình cùng đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bà Rịa - Vũng Tàu đến thắp hương và báo cáo kết quả ghép tạng thành công từ sự hiến tặng của anh sau khi qua đời.
Trước đó, theo bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, trong dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5, một người đàn ông tên A. (44 tuổi, ngụ TP Hồ Chí Minh) bị tai nạn cũng đã hiến tặng 4 tạng để cứu sống 4 bệnh nhân khác. Khi anh A. bị tai nạn và được thông báo xác nhận anh không qua khỏi, gia đình đã thực hiện di nguyện hiến tặng tạng sau khi anh qua đời. Dù trong những ngày nghỉ lễ, song các y, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã chạy đua thời gian để kịp trao gửi đến người nhận những “quà tặng” thiêng liêng từ anh A.
Nhật ký của thạc sĩ Lê Minh Hiển, Trưởng Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy trong ngày 3-5 đã ghi lại những dòng chữ xúc động: “Người cha già tóc bạc phơ, giọng run run đứng bên chiếc xe cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy đã đưa cậu con trai 44 tuổi của ông về tới nhà: “Con ơi, tới nhà rồi, dậy đi con”... Không có tiếng trả lời, chỉ có tiếng nấc của những người hàng xóm xung quanh. Là thầy giáo, những năm 80 ông đã chạy thêm xích lô để nuôi con ăn học với quyết tâm không để con đường học vấn của con dừng nửa chừng. Hôm nay, ông đưa con trai về thăm nhà lần cuối sau khi đã hiến tạng cứu người.
Ông nói tiếp: “Con về lần này là lần cuối rồi”. Nói với bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, người cha già này chia sẻ, chỉ mong các bác sĩ thực hiện thành công các ca ghép từ tạng của con trai tôi hiến để cứu giúp cho các bệnh nhân được sống...”.
Những cảm xúc đặc biệt
Ghi nhận từ các bác sĩ trong sáng 6-5 về ca hiến tạng trên, sức khỏe của hai bệnh nhân được ghép thận (gồm nam bệnh nhân 37 tuổi và nữ bệnh nhân 58 tuổi) tiến triển rất tốt, các chỉ số sinh tồn ổn định. Ngay sau ca ghép thận, các bệnh nhân đều có nước tiểu ngay.

Cảnh sát giao thông hộ tống đưa tạng đến nơi ghép an toàn.
Cảnh sát giao thông hộ tống đưa tạng đến nơi ghép an toàn.
Riêng hai giác mạc được tiến hành các bước xét nghiệm, đánh giá các chỉ số cẩn trọng để phù hợp với 2 người nhận. Trong đó, một giác mạc được ghép cho bệnh nhân nữ 18 tuổi, hai mắt bị sẹo loạn dưỡng giác mạc, thị lực một mắt mù hẳn và một mắt chỉ còn đếm ngón tay khoảng 3-4m, một giác mạc cho một nam bệnh nhân.
Sáng 6-5, chia sẻ với phóng viên Chuyên đề An ninh thế giới về các ca hiến tạng, tiến sĩ, bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng Đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy kể: “Mỗi ca hiến tạng đều mang lại cho chúng tôi những tâm trạng cảm xúc khác nhau. Không ca nào giống ca nào! Ở ca hiến tạng này, ê-kíp các bác sĩ gặp khá nhiều áp lực. Người hiến và gia đình với ý nguyện hiến đa tạng nhưng ê-kíp chỉ lấy được 4 tạng gồm 2 thận, 2 giác mạc và thực hiện các ca ghép tạng trong 2 ngày cho 4 bệnh nhân: 2 ca ghép thận (ngày 2-5) và 2 ca giác mạc (ngày 5-5).
Tiến sĩ, bác sĩ Thu cũng phân tích, trong quy trình lấy tạng, tạng thận không bị áp lực nhất về thời gian tức là đảm bảo trong khoảng 24 giờ sau khi phẫu thuật lấy tạng từ người hiến vẫn đảm bảo điều kiện để ghép. Còn theo thứ tự ưu tiên của các tạng: đầu tiên là tạng tim, tới phổi, gan, tụy và cuối cùng là thận. Ở bệnh nhân hiến này, ê-kíp hội chẩn khá băn khoăn khi cần xác định tạng có vấn đề nhiễm trùng hay không. Vì lúc đầu các thông số kiểm tra tạng khá e ngại vì có nguy cơ nhiễm trùng khá cao. 
Tuy nhiên, sau khi hồi sức tích cực, các cơ quan nội tạng của người hiến cũng cho dấu hiệu tốt lên. Ê-kíp lấy tạng đề nghị sự phối hợp cùng hội chẩn của tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy. Sau khi kiểm tra kỹ các kết quả xét nghiệm, bác sĩ Hùng khẳng định, nguy cơ nhiễm trùng là không lo. Quyết định cuối cùng, ê-kíp thực hiện lấy được 4 tạng: 2 thận và 2 giác mạc nhưng vẫn cho lấy mẫu cấy (trên cả bệnh nhân hiến và các bệnh nhân được nhận tạng hiến) để kiểm tra nguy cơ có nhiễm trùng hay không. Kết quả này sau 1 tuần mới có. 

Tạng được các bác sĩ nhanh chóng đưa đến nơi ghép cho bệnh nhân.
Tạng được các bác sĩ nhanh chóng đưa đến nơi ghép cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, kiểm tra soi tươi trên những bệnh nhân được ghép tạng (ngày 6-5), cho thấy không xuất hiện vấn đề gì lo ngại về nhiễm trùng. Biểu hiện lâm sàng trên các bệnh nhân được ghép cho thấy bình thường, đây là điều rất mừng.
Còn tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, các bác sĩ đã ghép lá gan của anh T.H.P cho anh Đ.H.G (33 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai). Bệnh nhân Đ.H.G đang điều trị viêm gan B, xơ gan, ung thư gan tại Bệnh viện Đại học Y dược. Tiến sĩ, bác sĩ Trần Công Duy Long cho biết, thể trạng của anh G quá lớn, cân nặng 110kg nên việc nhận một phần gan từ người đang sống cho không đủ đáp ứng điều trị. Vì vậy, việc nhận một lá gan trọn vẹn từ người cho chết não là hy vọng duy nhất để cứu sống anh. 
Do đó, khi thông tin có người hiến tạng, sáng 4-5, các y, bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược và Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia Bệnh viện Chợ Rẫy đã có mặt tại Bệnh viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau khi lấy tạng đã hoàn thành, các tạng hiến ngay lập tức được đoàn xe cảnh sát giao thông hộ tống đưa đến nơi nhận tạng.
Mặc dù quãng đường dài, phương tiện giao thông đông nhưng nhờ sự điều phối của Cảnh sát giao thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hộ tống toàn bộ ê-kíp chỉ trong vòng hơn 60 phút về đến TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng 4 chiến sĩ của Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hồ Chí Minh dẫn đoàn về bệnh viện kịp thời và an toàn.
Các bác sĩ cho biết, tối 3-5-2021, đội ngũ chuyên gia Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh nhận thông tin có người hiến tạng chết não. Người hiến tạng là một thanh niên trẻ ngụ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bị tai nạn giao thông và chết não. Gia đình đã đồng ý hiến tặng một số bộ phận cơ thể của anh góp phần cứu sống nhiều người bệnh khác.
Sau khi nhận được thông báo xác định các chỉ số miễn dịch và sinh hóa phù hợp giữa người hiến và người nhận tạng, Ban Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược và các khoa, phòng, đơn vị ngay lập tức hội chẩn và triển khai công tác chuyên môn để tiến hành ghép gan cho người bệnh. Mỗi đơn vị một khâu thực hiện quyết liệt cho đến rạng sáng hôm sau để việc nhận và ghép tạng suôn sẻ.
Các bác sĩ cho biết, ngay trong sáng 5-5, sau khi được ghép thận, tình trạng sức khỏe của hai bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh đã ổn định. Sức khỏe người nhận tim cũng tốt hơn rất nhiều. Còn người bệnh được ghép gan đã được bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh ghép ngay sau khi tạng được vận chuyển an toàn về đến bệnh viện.
Sự diệu kỳ của những ca ghép tạng không chỉ đến từ sự thành công vượt bậc của y học, mà đan xen trong đó là những câu chuyện đầy tính nhân văn về tình cảm gia đình, về tình người. Khi một sinh mệnh từ giã cõi đời thì ở một nơi khác, nhiều cuộc đời khác đã được cứu sống nhờ vào những mảnh ghép sinh mệnh người đó để lại.
Ngọc Huyền - Hoàng Long (cand.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Làng khoa bảng Đông Thái (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) từng là mảnh đất nổi tiếng với nghề dệt lụa, sản sinh ra nhiều anh tài nức tiếng thiên hạ. Qua sự chuyển mình của thời gian, nghề dệt lụa đã đi vào dĩ vãng, nhưng con người nơi đây vẫn rong ruổi với “nghề” nuôi người học.
Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Không chỉ có hàng trăm loài động, thực vật (trong đó có nhiều loài đặc hữu, hàng chục loại có tên trong sách đỏ Việt Nam), rừng ở Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin còn là đầu nguồn của dòng Sêrêpốk. Tuy nhiên, việc gìn giữ tài nguyên rừng quý giá nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực.
Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Thủy lợi Ea Kao, Krông Búk hạ hay Thủy điện Dray H’linh và nhiều công trình trên đường hành tiến chinh phục năng lượng là dấu ấn sinh động của tinh thần dám nghĩ, dám làm; là niềm tự hào về sự chung sức đồng lòng, sáng tạo; sự vĩ đại, phi thường dùng sức người để trị thủy, thu gió, gom nắng.
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.