Những con đường có lối dẫn yêu thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

1.
Diễn viên Trịnh Kim Chi ở cách nhà tôi một quãng rất gần. Trước đây, mỗi lần đưa con đi từ chung cư ra công viên đều gặp chị đang tưới cây trước biệt thự, gật đầu cười chào. Chị Chi có nụ cười và ánh mắt hiền lành, dễ thương. Sự quen biết của chúng tôi chỉ dừng lại ở những lần gặp nhau, cười chào như hết thảy nhiều người sống cùng khu như thế.


Thu hoạch nông sản chuyển về ủng hộ Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Chính Thành
Thu hoạch nông sản chuyển về ủng hộ Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Chính Thành


Ngày thành phố qua quy định mới (chỉ đồng ý cho những người có giấy đi đường do công an cấp mới được ra đường), cũng là lúc bếp ăn thiện nguyện ở chung cư tôi hết sạch rau củ. Có hôm, mấy chị bếp nấu món canh chỉ cho bột canh và lơ thơ vài chút hành lá. Rau củ, thực phẩm Mạnh Thường Quân tặng cũng không thể đến được vì chưa xin được giấy đi đường mới. Chợt nhớ tới chị Trịnh Kim Chi, tôi liền điện thoại... nhờ chị đi chở hộ. Khi chị Chi chạy xe gần 20 km đi lấy rau củ, thực phẩm về cho bếp, cậu em hay chơi chung nhóm hỏi, chị nghĩ sao mà điện thoại diễn viên nổi tiếng mang xe sang đi chở gạo với nước mắm, rau, đồ vậy? Tôi bật cười. Thì cứ nhờ thôi mà, được thì tốt, không được thì cũng không sao.
 
Tôi luôn tin điều tốt đẹp có sức mạnh lan tỏa. Và vì thế, tôi vẫn nghĩ chị diễn viên tốt bụng (chị Chi là một trong những nghệ sĩ nhiệt tình tham gia thiện nguyện) mà dù chưa có dịp trò chuyện, tôi tin sẽ giúp mình khi mở lời. Dù biết trước sẽ được chị giúp, nhưng khi nhìn chị diễn viên mà mình vẫn yêu quý qua từng vai diễn khệ nệ ôm thùng nước mắm từ “xe sang” ra, tôi vẫn thấy rưng rưng xúc động.
 
2.
Hôm kia, khi chạy xe qua Nhà Bè chở thanh long của chị bạn tặng bếp và trẻ em bên khu tôi ở, tôi tham lam nhận tới 4 bịch to kềnh. Mỗi bịch hàng chục trái, phát mỗi hộ 2 trái thanh long thì đã có thêm hơn 20 hộ được nhận quà. Hai trái thanh long bình thường mua đâu cũng có, nhưng trong những ngày “ai ở đâu, ở yên đó” thì có khi đặt 3, 4 ngày sau vẫn chỉ nhận được lời xin lỗi vì nhà cung cấp quá tải. Trong khu tôi ở, có những dãy trọ công nhân, trẻ em, bà bầu, bà đẻ cả tháng qua không có một miếng trái cây tráng miệng thì việc bớt lại trái cây lúc này khiến tôi không đành lòng.
 
Con đường chỉ chưa tới 10 km nhưng chở hàng trăm trái thanh long bằng con xe Vision còi khá vất vả. Có lúc vì mấy túi thanh long đè lên vai, mỏi tay mà lạng tay lái trên đường, nghĩ rủi té nhào xuống đây thì cũng đáng đời vì tham. Đi một đoạn lại phải dừng lại kiểm tra xem túi có bị nghiêng, bị lệch hay không. Gặp chốt kiểm dịch, mừng như bắt được vàng, nhờ các anh em canh chốt buộc lại hộ cho chắc chắn để yên tâm chạy tiếp. Mấy hôm trước, khi chở sữa và đồ y tế Mạnh Thường Quân tặng các bé và trạm quân y cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Khi bạn công an canh chốt buộc lại đồ xong, dặn: “Chị đi đường cẩn thận nhen” thì thấy xe mình đã nhẹ đi một nửa nhờ em ấy rồi.
 
Lần khác, tôi và Quỳnh - cậu em chung nhóm đi ô tô qua tận Hóc Môn để nhận rau củ về tặng bếp và công nhân nghèo, trời đổ mưa rất to. Xe của một anh bạn cùng chung cư cho mượn, Quỳnh không thường xuyên chạy ô tô nên tôi có chút âu lo. Cậu em tôi có đủ bình tĩnh để lái xe chở hai chị em về chung cư an toàn và kịp giờ khi đã kề giờ giới nghiêm mà trời mưa to như trút vậy không? Về đến nhà trước giờ giới nghiêm chỉ chưa đầy 5 phút, cả hai chị em thở phào như cất được gánh nặng trong lòng.
 
3.
Chị Hoàng Hiền, Mạnh Thường Quân đã gửi hàng trăm phần quà lương thực tặng công nhân và bà con khó khăn nơi tôi ở là giáo viên một trường cấp ba có tiếng trêu tôi: “Chị em mình sống trong cái thời mà nhà giáo, nhà văn, nhà báo, diễn viên... ai ai cũng có thể trở thành “shipper”. Quả thật, trong đội “shipper” và “bốc vác” nơi chung cư ở, người là giám đốc doanh nghiệp, người là kế toán trưởng, nhà báo, nhà văn, sales... Trước dịch chỉ vài ba người quen biết nhau, qua mùa dịch tự nhiên kết nối lên tới cả đội từ những công việc sẻ chia, thiện nguyện. Thi thoảng, bạn bè tôi nói, nhà văn sống trong cảnh này chắc đầy chất liệu để viết. Tôi nói nửa đùa nửa thật với bạn mình, rằng vẫn làm việc online, vài ba hôm lại làm shipper long nhong trên đường xin rau xin gạo cho người khó khăn thì chẳng còn mấy sức và thời gian mà viết nữa rồi.
 
Nhưng, tôi thương yêu những ngày bận bịu này, những ngày tôi được đi trên con đường xuất phát từ trái tim.

http://baolamdong.vn/vhnt/202109/nhung-con-duong-co-loi-dan-yeu-thuong-3077823/
 

Theo KHÔI NGUYÊN THẢO (LĐ online)

 

Có thể bạn quan tâm

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Người gùi hơ’mon về đâu

Người gùi hơ’mon về đâu

(GLO)- Bài thơ Người gùi hơ’mon về đâu của Vân Phi mở ra không gian đẫm hơi men rượu cần, tiếng hát lẫn trong gió khuya và những ký ức chảy trôi theo thời gian, mơ hồ giữa hiện thực và quá khứ. Tất cả như gợi lên sự tiếc nuối, khắc khoải về một giá trị của truyền thống đang dần phai nhạt.

Nhịp xoang

Nhịp xoang

(GLO)- Bài thơ "Nhịp xoang" của Nguyễn Đình Phê mang đậm hơi thở văn hóa Tây Nguyên, tái hiện không khí lễ hội cồng chiêng rộn ràng, nơi con người hòa cùng thiên nhiên và thần linh. Bài thơ không chỉ ca ngợi vẻ đẹp văn hóa mà còn truyền tải tinh thần đoàn kết, gắn bó bền chặt.

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

Thơ Sơn Trần: Lời hẹn

(GLO)- Bài thơ "Lời hẹn" của Sơn Trần không chỉ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn là những hẹn ước, kỳ vọng về sự trở về, đoàn tụ, gắn kết. Hình ảnh trong thơ vừa thực tế, vừa thi vị, mang đến cho người đọc cảm nhận ấm áp về tình yêu quê hương, về sự đổi thay tươi đẹp của đất trời vào xuân.

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

Thơ Vân Phi: Xuân dậy thì

(GLO)- "Xuân dậy thì" của tác giả Vân Phi mang đến những xúc cảm thanh tân về mùa xuân và tình yêu, đưa chúng ta vào không gian tràn đầy sức sống của một buổi sáng quê hương. Mùa xuân được nhen lên trên từng chồi non lộc biếc, và mùa xuân cũng bắt đầu khi tình yêu có những hồi đáp ngọt ngào...

Nụ cười Tây Nguyên

Nụ cười Tây Nguyên

(GLO)- Đi tìm nụ cười Tây Nguyên chính là tìm đến cái đẹp nguyên sơ. Nó ẩn sâu trong đôi mắt, nó hé nhìn qua đôi tay trong vũ điệu, nó giấu mình sau chiếc gùi đầy ắp lúa, bắp và nó cũng chân tình, e ấp khi nói lời thương. Nụ cười ấy hồn hậu, sâu lắng và tự nhiên như núi rừng, sông suối.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Khảo cổ An Khê

(GLO)- Bài thơ "Khảo cổ An Khê" như một cách "phượt" về quá khứ, về những dấu tích cổ xưa của Nguyễn Thanh Mừng. Để rồi, ở đó, tác giả lại tự "khảo cổ chính mình", khát khao tìm lại những giá trị thuần khiết, giản dị của con người và văn hóa dân tộc.

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

Thơ Nguyễn Đức Nam: Đừng buồn nhé, em!

(GLO)- Bài thơ “Đừng buồn nhé, em!” của Nguyễn Đức Nam phản ánh một thông điệp sâu sắc về thời gian, sự thay đổi và sự chấp nhận trong cuộc sống. Tác giả dùng hình ảnh dòng sông để minh họa cho những chu kỳ trong đời người và những thăng trầm mà mỗi người phải trải qua.

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

Thơ Lê Vi Thủy: Mùa em

(GLO)- Mùa xuân không chỉ đơn thuần là thời gian mà còn là biểu tượng của sự tái sinh, của tình yêu thương, sự đoàn tụ và những ước nguyện hạnh phúc. Đó cũng chính là thông điệp mà tác giả Lê Vi Thủy gửi gắm đầy nhẹ nhàng, tinh tế trong bài thơ "Mùa em". Mời các bạn cùng đọc.

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Gọi xuân

(GLO)- Bài thơ "Gọi xuân" của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng mang đậm không khí của mùa đông, song cũng là lời mời gọi, khắc khoải của mùa xuân. Từng câu thơ như một niềm khát khao về sự thay đổi, hồi sinh và tươi mới...

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

Thơ Lữ Hồng: Suốt mùa tuổi ngọc

(GLO)- Mùa xuân vừa đến, cho ta cái cớ để nhìn lại chặng đường dài mình đã đi qua. Thêm một tuổi là thêm nhiều những hạnh ngộ và chia ly, nguyện ước và mong chờ. Nhưng chừng nào còn tha thiết với đời là ta còn “tuổi ngọc”. Bài thơ của tác giả Lữ Hồng dưới đây như thay lời muốn nói...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Quê ngoại

(GLO)- Bài thơ "Quê ngoại" của Nguyễn Ngọc Hạnh không chỉ là lời tỏ bày tình cảm quê hương mà còn là một thông điệp sâu sắc về sự gắn bó với cội nguồn. Quê hương dù có xa hay gần, luôn là một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi người, là điểm tựa để chúng ta tìm về trong những lúc lạc lõng nhất.

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

Thơ Lê Từ Hiển: Hoa vô thường

(GLO)- "Hoa vô thường" của Lê Từ Hiển mang đậm dấu ấn của sự chiêm nghiệm về cuộc đời, sự vô thường của thời gian qua những biến chuyển của thiên nhiên. Mỗi câu thơ như một khoảnh khắc dịu dàng, mà ở đó, tác giả lặng lẽ nhìn nhận và đón nhận mọi biến động của đời sống...

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

Thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Giếng xưa

(GLO)- Với "Giếng xưa", tác giả Nguyễn Ngọc Hạnh đã khắc họa bức tranh đầy khắc khoải, suy tư về cuộc đời. Khi thời gian lặng lẽ trôi qua, mỗi hình ảnh đều như một lời tâm sự rất riêng tư nhưng cũng thật gần gũi và đầy cảm xúc.

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

Cuộc thi viết “Pleiku - Khát vọng vươn lên” năm 2025 nhận tác phẩm từ ngày 20-1

(GLO)- Nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người phố núi Pleiku, UBND thành phố phối hợp với Báo Gia Lai tổ chức Cuộc thi viết về chủ đề “Pleiku-Khát vọng vươn lên” năm 2025 trên các ấn phẩm của Báo Gia Lai. Ban tổ chức bắt đầu nhận bài từ ngày 20-1.