Những chuyến hàng nặng nghĩa tình từ Tây Nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dịch bệnh kéo dài và lan rộng ở TP. Hồ Chí Minh đã kéo theo những khó khăn đối với cuộc sống nhiều người. Những ngày qua, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Công an các tỉnh Tây Nguyên luôn có mặt tại các “điểm nóng” để tổ chức vận động, quyên góp rau, củ, quả... tiếp sức cho người dân vùng dịch TP. Hồ Chí Minh. Những việc làm đầy ắp ân tình, thắm tình đồng chí, nghĩa đồng bào...
Đồng lòng sẻ chia với người dân vùng dịch
Đã gần 12h trưa, giữa cái nắng như thiêu đốt của mùa hè Tây Nguyên, hàng chục cán bộ, chiến sĩ là những đoàn viên thanh niên, Hội Phụ nữ Công an tỉnh Đắk Lắk vẫn miệt mài khuân từng bao hàng, gói từng bó rau để cho kịp chuyến xe chiều vận chuyển thực phẩm đến với người dân vùng tâm dịch TP. Hồ Chí Minh.
Gạt những giọt mồ hôi còn ướt đẫm trên trán, Thượng úy Nguyễn Quang Đại (Chi đoàn Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Đắk Lắk) cho biết, những ngày qua, anh cùng hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ luôn có mặt tại những địa điểm tiếp nhận, gom hàng để bốc lên xe kịp thời.

 
Cán bộ, chiến sĩ Công an gói cẩn thận từng bó rau trước khi vận chuyển lên xe gửi về TP. Hồ Chí Minh.
Cán bộ, chiến sĩ Công an gói cẩn thận từng bó rau trước khi vận chuyển lên xe gửi về TP. Hồ Chí Minh.
“Đây là việc làm thiết thực hướng về vùng dịch TP. Hồ Chí Minh nên ai cũng muốn góp sức. Bởi hiện nay rau xanh đang là nhu cầu thiết yếu của người dân vùng dịch nên trong những ngày tới, chúng mình sẽ tiếp tục đến các nhà vườn ủng hộ rau xanh để cùng thu hoạch gửi đi TP. Hồ Chí Minh giúp người dân và cán bộ chiến sĩ công an nơi vùng dịch”, Thượng úy Đại chia sẻ.
Vác vội những bó rau còn xanh mởn từ ruộng vào, Đại úy Trần Văn Ngọc, Phó Bí thư Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Đắk Lắk nói, ngay sau khi phong trào được phát động trong Công an tỉnh, hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã không quản nắng mưa xuống tận vườn để cùng người dân thu hoạch rau, củ, quả gửi vào cho bà con TP. Hồ Chí Minh.
“Những ngày qua, tôi vẫn hằng ngày theo dõi diễn biến dịch ở các vùng trong cả nước, nhất là vùng dịch ở TP. Hồ Chí Minh. Đã có rất nhiều người lao động ở đây bị mất việc, giảm thu nhập, ngay đến cả những bữa ăn hằng ngày cũng gặp nhiều khó khăn, vì thế những đóng góp của anh em trong đơn vị góp phần chia sẻ khó khăn với người dân vùng dịch”, Đại úy Ngọc cho hay.
Cùng chung sức, trong những ngày qua, hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ thuộc các đơn vị Công an tỉnh Đắk Nông cũng xuống địa bàn cơ sở cùng người dân quyên góp, vận động và thu hái hàng trăm tấn rau, củ, quả... để gửi đi ủng hộ bà con TP. Hồ Chí Minh.
Thượng úy Nguyễn Đình Hiển, Bí thư Đoàn thanh niên Công an huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cho biết, ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự và phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn, lực lượng đoàn viên thanh niên công an huyện đã tích cực phối hợp cùng người dân, các tổ chức đoàn thể, các nhà hảo tâm quyên góp được hơn 60 tấn rau, củ, quả... gửi cho người dân TP. Hồ Chí Minh.
“Thời điểm này bà con, người dân TP Hồ Chí Minh gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những người bị cách ly, phong tỏa vì dịch bệnh. Những đóng góp nhỏ bé của Công an huyện Đắk Glong nói riêng, nhân dân tỉnh Đắk Nông nói chung thể hiện tấm lòng cùng góp sức, chung tay với mọi người sớm đẩy lùi dịch bệnh để ổn định cuộc sống”, Thượng úy Hiển chia sẻ.
Đại úy Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phó Bí thư Đoàn thanh niên Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, là chương trình lần đầu được tổ chức, nhằm mục đích gửi gắm tình cảm, tấm lòng của nhân dân và cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Đắk Lắk đến đồng bào, cán bộ, chiến sĩ Công an TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương... với mong muốn mọi người cùng nhau vượt qua khó khăn, chiến thắng dịch bệnh để ổn định cuộc sống. “Trong những ngày qua, biết người dân TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương... gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống bởi dịch bệnh nên ngay sau khi phát động, chương trình đã nhận được sự ủng hộ rất tích cực của các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Chỉ sau ít ngày phát động, chương trình đã nhận được hàng trăm tấn nông sản, trái cây, rau, củ, quả các loại cùng nhiều nhu yếu phẩm cần thiết khác”, Đại úy Thủy cho biết.

 
Giữa nắng trưa, hàng chục cán bộ, chiến sĩ vẫn miệt mài hái rau để kịp gửi vào ủng hộ bà con vùng dịch.
Giữa nắng trưa, hàng chục cán bộ, chiến sĩ vẫn miệt mài hái rau để kịp gửi vào ủng hộ bà con vùng dịch.
Cùng tham gia khuân vác hàng ủng hộ lên xe, Trung úy Đỗ Thị Huyền Trang, đoàn viên Phòng Cảnh sát cơ động Công an tỉnh Đắk Lắk chia sẻ, chị cũng như các bạn đoàn viên thanh niên, Hội Phụ nữ Công an tỉnh đều sẵn sàng góp một phần bé nhỏ công sức của mình, cùng với các tổ chức, cá nhân giúp các địa phương đang ở trong tâm dịch có thể vượt qua được những khó khăn hiện tại. “Hơn lúc nào hết, chúng mình mong muốn người dân ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương... biết rằng, họ vẫn luôn được chia sẻ, dù có cách ly hay giãn cách xã hội thì cả nước nói chung, các tỉnh Tây Nguyên nói riêng vẫn luôn hướng về họ trong bất cứ hoàn cảnh nào”, Trung úy Trang, nói.
Khi khó khăn, cần có nhau
Trung tá Nguyễn Thị Thu, Chủ tịch Hội Phụ nữ Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, những ngày TP. Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách xã hội chắc chắn nhiều người sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là nhu yếu phẩm phục vụ đời sống hằng ngày.
“Khi khó khăn rất cần có sự giúp đỡ, sẻ chia nên những ngày qua, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh mà nòng cốt là Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ đã đứng ra đóng góp, kêu gọi sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, sự giúp đỡ của người dân nên chỉ sau thời gian ngắn, Công an tỉnh đã quyên góp được hơn 96 tấn rau, củ, quả cùng nhu yếu phẩm các loại để gửi vào TP. Hồ Chí Minh. Tất cả những nhu yếu phẩm này sẽ được gửi đến tay người dân tại các khu phong tỏa, bếp ăn từ thiện, các lực lượng ở tuyến đầu chống dịch cũng như cán bộ, chiến sĩ công an một số đơn vị tại TP Hồ Chí Minh”, Trung tá Thu cho biết.

 
Những bó rau đầy ắp nghĩa tình.
Những bó rau đầy ắp nghĩa tình.
Cũng theo Trung tá Thu, Đắk Lắk có thế mạnh về các loại rau, củ, quả chất lượng cao và người dân ở các khu cách ly địa bàn TP. Hồ Chí Minh đang rất cần lúc này. Đó là lý do mà cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh quyết định đứng ra làm đầu mối phát động chương trình quyên góp rau, củ, quả.
“Bằng tất cả tình cảm, trách nhiệm, đằng sau mỗi mớ rau, quả bí hay những quả trứng... là tình cảm của người dân phố núi nói chung, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh nói riêng gửi về TP. Hồ Chí Minh thân yêu nhằm chia sẻ, động viên cùng chính quyền và nhân dân TP. Hồ Chí Minh sớm đẩy lùi dịch bệnh”, Trung tá Thu chia sẻ.
Nói về công tác phòng, chống dịch, Trung tá Thu cho biết, để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, các lái xe và những người đi cùng chuyến xe đã được xét nghiệm RT-PCR, mặc đồ bảo hộ trên suốt chuyến đi và các xe đều được khử khuẩn. Khi trở về địa phương, các lái xe sẽ thực hiện giám sát y tế theo quy định của Bộ Y tế.
“Có thể nói những thiệt hại về kinh tế và những khó khăn của bà con vùng dịch trong thời điểm này là không thể đong đếm. Những đóng góp nhỏ bé này của bà con, cán bộ, chiến sĩ cũng như các nhà hảo tâm ở Tây Nguyên là tấm lòng và nghĩa tình góp hơi ấm cho bà con vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống và chiến thắng dịch bệnh”, Trung tá Thu tâm sự.
Giờ đây, những chuyến rau, củ đầy nghĩa tình đã xuống tới TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ tới các bệnh viện, các khu phong tỏa. Dẫu không nhiều nhưng những chuyến xe hàng đầy ắp nghĩa tình của người dân và cán bộ chiến sĩ công an các tỉnh Tây Nguyên gửi tặng bà con vùng tâm dịch đã phần nào giúp bà con vượt qua khó khăn, chiến thắng dịch bệnh, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Văn Thành (cand.com.vn)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.