Nhức nhối taxi 'trấn lột'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nhiều nhóm taxi cát cứ khu vực đông du khách nước ngoài ở trung tâm Q.1, Q.3 (TP.HCM) để "chặt chém" giá cước khiến hình ảnh du lịch, đất nước Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ.
Với cuốc xe từ phố Tây (P.Phạm Ngũ Lão, Q.1) đến 254 Nguyễn Đình Chiểu (P.6, Q.3), tài xế taxi này lấy 270.000 đồng. Ảnh: Trác Rin
Với cuốc xe từ phố Tây (P.Phạm Ngũ Lão, Q.1) đến 254 Nguyễn Đình Chiểu (P.6, Q.3), tài xế taxi này lấy 270.000 đồng. Ảnh: Trác Rin
Sau khi Thanh Niên đăng loạt bài Xích lô “chặt chém” giữa Sài Gòn vào cuối tháng 2.2020, nhiều bạn đọc bức xúc phản ánh kiểu làm ăn chụp giựt này không chỉ riêng ở giới xích lô mà cả với taxi với những thủ đoạn kín đáo, tinh vi và trắng trợn hơn. Từ phản ánh của bạn đọc, PV Thanh Niên đã vào cuộc điều tra.
Nhức nhối nạn taxi "trấn lột" khách nước ngoài ở trung tâm Sài Gòn
Đi lòng vòng 2 Km, “chém” 800.000 đồng!
Khoảng 13 giờ ngày 8.3, chị Bella (quốc tịch Đan Mạch) cùng bạn từ Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (P.6, Q.3) bước ra đường Lê Quý Đôn. Lúc này, tài xế taxi (BS 51F-514...) chào mời đi xe thì chị đồng ý.
Tài xế chạy theo lộ trình: Lê Quý Đôn - Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Thị Minh Khai - Nam Kỳ Khởi Nghĩa và trả khách ở giao lộ Lý Tự Trọng - Đồng Khởi (P.Bến Nghé, Q.1), tổng quãng đường di chuyển khoảng 2 km.
Sau vài phút nhùng nhằng trên xe, 2 nữ du khách người Đan Mạch bước xuống với vẻ mặt bực bội, chị Bella đếm thật kỹ số tiền còn lại trong ví.
Chúng tôi không hỏi trước giá, nhưng số tiền 800.000 đồng để đi khoảng 2 km là kinh khủng
Du khách Tanaka (Nhật Bản)
Tiếp xúc với PV, chị Bella cho biết mình phải trả 186.000 đồng cho cuốc xe ngắn trên. “Quãng đường chúng tôi đi khoảng 2 km mà phải trả giá trên là quá cao. Thật sự chúng tôi cảm thấy không vui”, chị Bella nói.
Cũng đoạn đường đó, tài xế khác lấy giá 189.000 đồng cho cuốc xe dài khoảng 2 km. Ảnh: Trác Rin
Cũng đoạn đường đó, tài xế khác lấy giá 189.000 đồng cho cuốc xe dài khoảng 2 km. Ảnh: Trác Rin
Nhưng số tiền chị Bella và bạn phải trả còn “nhẹ nhàng” hơn rất nhiều so với nhóm du khách Nhật Bản. Cũng từ Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đi ra, khoảng 13 giờ 40 cùng ngày (8.3), anh Tanaka cùng 2 bạn đồng hành (đều quốc tịch Nhật Bản) lên xe taxi (BS 51H-709...). Tài xế cho xe chạy lòng vòng khoảng 2 km rồi trả khách ngay giao lộ Đồng Khởi - Lê Thánh Tôn (P.Bến Nghé, Q.1) và "chém" 800.000 đồng. “Chúng tôi không hỏi trước giá, nhưng số tiền 800.000 đồng để đi khoảng 2 km là kinh khủng”, anh Tanaka bức xúc.
Trước đó, khoảng 17 giờ một ngày đầu tháng 3.2020, anh Donal cùng bạn gái (đều quốc tịch Anh) đón taxi (BS 51F-134...) từ chợ Bến Thành đến đường Cửu Long (Q.Tân Bình, gần sân bay Tân Sơn Nhất).
Quãng đường hơn 6 km nhưng khách phải trả 300.000 đồng, trong khi giá cước bình thường quãng đường này chỉ khoảng 100.000 đồng.
“Chúng tôi không hỏi trước giá tiền. Chúng tôi đã đi taxi vài lần rồi nên cứ nghĩ không bị lấy quá giá. Thật sự thì việc này làm tôi cảm thấy rất khó chịu, bực bội. Chúng tôi đi từ chợ Bến Thành và mất khoảng 15 phút cho chuyến đi. Số tiền này cũng không quá lớn, nên tôi không muốn báo cảnh sát vì sẽ mất thời gian”, anh Donal chia sẻ.
Giật tiền từ giỏ của khách
Để kiểm chứng tình trạng taxi “chặt chém” du khách, PV Thanh Niên vào vai du khách nước ngoài tới những “điểm nóng”. Khoảng 22 giờ 40 ngày 8.3, PV gõ cửa chiếc taxi (BS 51G-192...) đang đậu ngay góc Đề Thám - Phạm Ngũ Lão (P.Phạm Ngũ Lão, Q.1). Tài xế (khoảng 40 tuổi) nhanh chóng mở cửa và xổ một tràng tiếng Anh chào mời.
Hai nữ du khách người Đan Mạch thẫn thờ sau khi đi cuốc taxi “chặt chém”. Ảnh: Trác Rin
Hai nữ du khách người Đan Mạch thẫn thờ sau khi đi cuốc taxi “chặt chém”. Ảnh: Trác Rin
Sau khi khách đưa địa chỉ số 254 Nguyễn Đình Chiểu (P.6, Q.3), tài xế nháy mắt “OK”, bảo khách lên xe. Thay vì đi quãng đường đúng chỉ khoảng 2 km, tài xế cho xe chạy lòng vòng qua các tuyến đường: Đề Thám - Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học - Nguyễn Thị Nghĩa - Cách Mạng Tháng 8 - Nguyễn Đình Chiểu, rồi rẽ vào hẻm, chạy ra đường Võ Văn Tần - Cách Mạng Tháng 8 - Nguyễn Thị Minh Khai - Lê Quý Đôn - Nguyễn Đình Chiểu để tới địa chỉ khách yêu cầu. PV Thanh Niên quan sát thấy đồng hồ tính tiền trên xe nhảy liên tục, khi đến số 254 Nguyễn Đình Chiểu (Q.3) dừng lại con số 192.000 đồng. Khi tài xế chỉ vào đồng hồ chốt giá, khách chê đắt thì người này liền giơ ngón tay lên ra hiệu không phải, miệng liên tục nói: “No! No!”. “Không đắt đâu, vì chúng ta phải đi đường vòng mà”, tài xế giải thích (bằng tiếng Anh).
Khách đưa từng tờ tiền cho tài xế đếm. Dù đã cầm trên tay 200.000 đồng, tài xế taxi vẫn ngang nhiên quay xuống, thò tay vào giỏ xách của khách giật thêm tiền. Khách phản ứng thì tài xế miệng trấn an: “No problem! No problem! (Không vấn đề gì! Không vấn đề gì)”, tay vẫn cứ rút tiền. Sau khi lấy tổng cộng 270.000 đồng, tài xế mới ngừng lục giỏ xách rồi yêu cầu khách xuống xe. Với cuốc xe ngắn khoảng hơn 30.000 đồng, khách đã bị “chém”, “giật tiền” gấp gần chục lần!
Trước đó, khoảng 23 giờ 50 ngày 7.3, tại giao lộ Đề Thám - Phạm Ngũ Lão (Q.1), PV trong vai khách yêu cầu tài xế taxi (BS 51G-801...) chở đến địa chỉ 254 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3. Lòng vòng qua nhiều tuyến đường, tài xế trả khách ở địa chỉ cần đến và hét giá 189.000 đồng!
Điểm mặt taxi “chặt chém”
Sau nhiều ngày tìm hiểu, PV Thanh Niên ghi nhận quanh khu vực chợ Bến Thành (P.Bến Thành, Q.1); khu vực Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (P.6, Q.3) hằng ngày luôn có một nhóm gồm cả chục taxi dừng, đỗ trái phép để chèo kéo du khách đi xe, sau đó ra tay “chặt chém” cước. Trong khi đó, tại khu phố Tây (P.Phạm Ngũ Lão, Q.1), khoảng 19 giờ đến rạng sáng hôm sau nhiều taxi cũng dừng, đỗ, chờ những khách ngà ngà say lên xe, sau đó "luộc" với giá cao gấp nhiều lần so với giá cước thông thường.
Một nhóm taxi thường xuyên dừng, đỗ trên đường Lê Quý Đôn (P.6, Q.3). Ảnh: Trác Rin
Một nhóm taxi thường xuyên dừng, đỗ trên đường Lê Quý Đôn (P.6, Q.3). Ảnh: Trác Rin
Theo điều tra của PV Thanh Niên, những nhóm taxi trên hầu hết gắn mác Hợp tác xã vận tải du lịch taxi 27/7; phù hiệu taxi trên nóc xe, số điện thoại (54.27.27...) dán quanh thân xe na ná của một hãng taxi uy tín ở TP.HCM, nên khiến nhiều người nhầm lẫn.
Tại khu vực Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, taxi "chặt chém" hoạt động rất nhộn nhịp. Khoảng 13 giờ 30 ngày 3.3, một dãy 6 taxi dừng, đỗ trái phép trên đường Lê Quý Đôn (P.6, Q.3); gần đó cũng có nhiều taxi đậu trên đường Võ Văn Tần.
Nhóm khách Nhật Bản trao đổi với PV Thanh Niên về việc bị tài xế taxi “chặt chém”. Ảnh: Trác Rin
Nhóm khách Nhật Bản trao đổi với PV Thanh Niên về việc bị tài xế taxi “chặt chém”. Ảnh: Trác Rin
Theo quan sát của PV, tài xế taxi ngồi ở vỉa hè lướt điện thoại. Mỗi khi du khách tham quan trong Bảo tàng Chứng tích chiến tranh trở ra thì tài xế taxi theo chèo kéo. “Mấy taxi này là taxi “mù”; dừng, đỗ ở đây để bắt khách. Không biết cơ quan chức năng biết không, chứ mỗi khi ô tô loại 45 chỗ chở du khách đến bảo tàng tham quan gặp mấy taxi này đậu choán lòng đường là ùn tắc ngay”, một phụ nữ kinh doanh trước Bảo tàng Chứng tích chiến tranh than phiền.
Còn tại khu vực chợ Bến Thành, hàng chục taxi gắn mác Hợp tác xã vận tải du lịch taxi 27/7 cũng túc trực ngày đêm trên các tuyến đường Lê Lai, Phan Chu Trinh (P.Bến Thành, Q.1)… để “săn” du khách nước ngoài. Theo tìm hiểu của PV, tài xế của nhiều hãng taxi lớn dường như không dám bén mảng đến địa bàn hoạt động của nhóm taxi chuyên “chặt chém” này.
Tuy nhiên, địa bàn khu phố Tây (P.Phạm Ngũ Lão, Q.1) taxi "chặt chém" thường “ăn nên làm ra” nhất, vì ở đây đông đảo du khách tới vui chơi, lại thường ngà ngà say, trời tối nên thuận lợi cho việc "chặt chém" giá. Việc “chặt chém” thường chỉ xảy ra với du khách nước ngoài và đã tồn tại trong thời gian dài. (còn tiếp)
Theo Trác Rin - Ngọc Huỳnh (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.