Sống ở rừng Cần Giờ - Kỳ 2: Gặp 'nữ hoàng tốc độ' của rừng Sác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lúc chị Nguyễn Thị Loan (42 tuổi, thuộc phân khu 1, rừng phòng hộ Cần Giờ) chạy vỏ lãi ngời ngời ghé thăm, anh Tuấn 'mách' chị Loan được mệnh danh là một trong những 'nữ hoàng tốc độ' của rừng Sác.
Chị Nguyễn Thị Loan, một trong những
Chị Nguyễn Thị Loan, một trong những "nữ hoàng tốc độ" của rừng Sác. Ảnh: Phạm Thu Ngân
Khi mặt trời ló bên vạt rừng Sác, anh Trần Quốc Tuấn (Trưởng phân khu 1 thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, TP.HCM) đưa tôi ghé thăm những cư dân rừng.
Trước lúc đi, ông Huỳnh Đức Hoàn, Trưởng ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ còn dặn dò chúng tôi cẩn thận, vì sợ khách không quen với cảnh ngồi vỏ lãi băng rừng.
Một chốt giữ rừng của người dân trên sông Dừa (rừng phòng hộ Cần Giờ). Ảnh: Phạm Thu Ngân
Một chốt giữ rừng của người dân trên sông Dừa (rừng phòng hộ Cần Giờ). Ảnh: Phạm Thu Ngân
Gặp "nữ hoàng tốc độ"
Cập bến của hộ anh Nguyễn Hoàng Phiên (39 tuổi, tổ trưởng tổ tự quản của phân khu 1 cũng là lúc chị Nguyễn Thị Loan (42 tuổi, thuộc phân khu 1) chạy vỏ lãi ngời ngời ghé thăm. Chưa kịp ngạc nhiên với cú "chặt cua" vỏ lãi ngọt nước của người phụ nữ rám nắng ấy, anh Tuấn đã "mách" chị Loan được mệnh danh là một những “nữ hoàng tốc độ” của rừng Sác. Hộ của anh Phiên có 4 người, giữ 109 ha rừng. Còn hộ của chị Loan có 5 người, nhận khoán 120 ha.
Vừa ghé nhà anh Phiên, chị Loan đã thấp thỏm lo thùng nước mà chị quên đậy lại sáng nay sẽ bị ong rừng hút hết. Chị Loan bảo: “Ngay cả ong cũng cần nước ngọt. Gia đình tôi có năm người, hồi đó khi chưa có ai lên bờ, có những tháng chúng tôi xài nhín lại chừng hai khối nước. Nếu thiếu nước thì mình giặt đồ, rửa chén bằng nước mặn sau đó tráng lại bằng nước ngọt”.
Ở rừng Cần Giờ, nước ngọt quý lắm.
Nơi bắt sóng điện thoại của gia đình chị Loan. Ảnh: Phạm Thu Ngân
Nơi bắt sóng điện thoại của gia đình chị Loan. Ảnh: Phạm Thu Ngân
Đến chiều tối, tôi về nhà chị Loan. Chị Loan sợ tôi buồn, đã quày quả bật tivi. Anh Lới, chồng chị, phủi lớp bụi trên cây quạt để cắm điện. Chị Loan kể nhà mới mua lại một tấm pin năng lượng mặt trời. Chưa kịp hết buồn vì thùng nước ngọt quên đậy, chị đã cười: “Giờ đã mượn được bồn nên em cứ tắm thoải mái, nhà chị còn 8 khối nước lận”.
Ngó ra thấy con vừa chạy vỏ lãi về, chị tặc lưỡi: “Tụi nó muốn cưới vợ, lên bờ thì chị vẫn ở đây chứ chị nhất quyết không lên bờ ở đâu. Về bờ thấy chán, mệt lắm. Về sông mới thấy khỏe...”.
Những cư dân giữ rừng phòng hộ Cần Giờ đã xài... pin năng lượng mặt trời. Ảnh: Phạm Thu Ngân
Những cư dân giữ rừng phòng hộ Cần Giờ đã xài... pin năng lượng mặt trời. Ảnh: Phạm Thu Ngân
Tôi cứ vụng về ngồi nghe, chị Loan cứ nói. Tiếng là "nữ hoàng tốc độ" vậy đó, nhưng chị Loan kể, hồi nhỏ, hễ cứ bước xuống xuồng là chị té. Chị kể nhà chị có 4 anh em nhưng họ đều lên bờ ở. Có mình chị theo ba đi làm nghề rừng ở Cần Giờ, rồi lấy chồng. Chồng chị, anh Nguyễn Văn Lới (quê Tiền Giang), lúc trước đi ghe sản xuất ở gần hộ ba chị (ông Nguyễn Văn Hoàng, giữ rừng từ năm 1993). Thấy anh chịu khó nên chị Loan đâm lòng cảm mến. Giờ chị đã sinh cho anh 3 người con. Hai trong ba đứa đã lên bờ để học hành, làm việc. Con trai thứ hai sống với chị, nhưng cũng hay lên bờ.
Giờ hai vợ chồng lủi thủi có nhau. Vậy chớ chị Loan khoe đã quen cảnh khuya nghe anh Lới gọi “Em ơi!” rồi hai vợ chồng chui trong đước, băng qua những đoạn rễ cao chằng chịt, lội sông đăng đáy, soi con ba khía...
Chị Loan đã quen cảnh khuya nghe anh Lới gọi “em ơi” rồi hai vợ chồng
Chị Loan đã quen cảnh khuya nghe anh Lới gọi “em ơi” rồi hai vợ chồng "lội sông đăng đáy, soi con ba khía...", nên "về bờ thấy chán, về sông mới khỏe". Ảnh: Phạm Thu Ngân
Khan hiếm nước ngọt
Ông Huỳnh Đức Hoàn cho biết: “Những hộ dân nằm sâu trong rừng nên khó khăn đầu tiên là nước ngọt. Thứ hai là phương tiện đi lại phụ thuộc vào vỏ lãi, dầu chạy họ phải tự chi. Xa khu đô thị nên thông tin liên lạc, sinh hoạt và sử dụng nhu yếu phẩm còn rất nhiều bất cập. Mỗi lần muốn đi chợ phải đi cả tiếng đồng hồ và phải đi hai người. Hơn thế, dù hầu như con của các hộ dân không ai bỏ học nhưng ba mẹ giữ rừng nên con cái phải gửi ông bà, không được ở gần ba mẹ”.
Người dân tận dụng nước mưa bằng máng xối
Người dân tận dụng nước mưa bằng máng xối "tự chế". Ảnh: Phạm Thu Ngân
Anh Phiên kể trước kia khi các hộ dân chưa được cấp bồn chứa, gia đình anh chỉ trữ được vài khối nước bằng cách chạy ghe đi mua hoặc chờ người đổi nước với giá trung bình là 150 ngàn/khối. Không những thế, chi phí dầu để chạy vỏ lãi, nhu yếu phẩm, bình ắc quy, tấm pin năng lượng mặt trời… các hộ dân đều tự trả.
“Điện trữ trong bình ắc quy, mình có thể xài ít nhiều tùy vào thời tiết nhưng thiếu nước thì không thể nào sinh hoạt được. Nay đã được cấp bồn chứa nên cũng có thể nhờ người ở sà lan đổ nước. Còn mùa mưa, mới dám trồng rau, làm giàn", anh Phiên kể.  
Các hộ dân giữ rừng Cần Giờ sử dụng năng lượng mặt trời, trữ điện vào các bình ắc quy để sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: Phạm Thu Ngân
Các hộ dân giữ rừng Cần Giờ sử dụng năng lượng mặt trời, trữ điện vào các bình ắc quy để sinh hoạt hàng ngày. Ảnh: Phạm Thu Ngân
“Mùa khô, nước mình tắm còn không có lấy đâu trồng rau. Trước đây, có khi đang trồng rừng mà ghe chở nước đi ngang không về nhà lấy được, có người cứ chụp lấy mấy can đựng dính đầy sình rồi huơ tay xin nước. Không ai dám đổ bỏ giọt nào”, chị Loan nói thêm..
Anh Phiên chia sẻ: “Sau này nhận được nhiều sự hỗ trợ của ban quản lý, của các mạnh thường quân, các hộ dân giữ rừng Cần Giờ cũng giải quyết được phần khó khăn đó” (còn tiếp)
Theo Phạm Thu Ngân (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

'Bông hồng thép' Diệu Linh

'Bông hồng thép' Diệu Linh

Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, SN 1983, hiện đang làm Quản lý Chương trình NPA tại tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp không nhỏ trong việc giảm thiểu tai nạn thương tích do bom mìn.

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Bát nháo 'chợ chim' săn mồi

Nuôi chim săn mồi, huấn luyện chúng trở thành những “chúa tể” bầu trời là sở thích của nhiều người. Thú chơi này nở rộ từ sau Tết Nguyên đán cho tới tháng 5, được các tay buôn lùng sục khắp nơi tìm nguồn. 
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tôi đi chiến dịch Điện Biên

Tôi đi chiến dịch Điện Biên

(GLO)- "Tôi có cảm tưởng như cả đất nước, tất cả các dân tộc đang hành quân đi giành lấy độc lập tự do. Làm sao mà có thể đè bẹp ý chí của cả một dân tộc yêu nước. Tôi vô cùng tự hào là người chiến sĩ Ê Đê thuộc Tây Nguyên miền Nam duy nhất cũng có mặt trong đoàn quân ấy".

Giải cứu thú rừng

Giải cứu thú rừng

Những đôi chân mải miết trên từng ngóc ngách, đôi tay rớm máu gỡ lấy những chiếc bẫy thú. Trọng trách của họ là bảo vệ, giải cứu thú rừng mắc bẫy trong những cánh rừng già trên dãy Trường Sơn ở Quảng Nam.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?