Nhức nhối "cái bang" Phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lang thang khắp các hàng quán, chợ, Trung tâm Thương mại Pleiku và những nơi đông người để ngửa tay xin sự sẻ chia, họ là những “cái bang” trên Phố núi Pleiku. Trong số đó có những người già, có người tàn tật mất sức lao động nên phải làm “cái bang”, nhưng cũng có những người lười nhác, chấp nhận sống bám vào lòng trắc ẩn của người đời...

Những “cái bang” nghiện rượu

 

Ảnh: Lê Anh
Ảnh: Lê Anh

Chiều về, trên vỉa hè đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku), 2 người đàn ông người dân tộc thiểu số trạc tuổi trung niên say khật khưỡng, áo quần tả tơi, lấm lem bùn đất ngồi bên một gốc cây cổ thụ. Tay cầm điếu thuốc phì phèo, thi thoảng họ chuyền cho nhau chai rượu và đưa lên nhấp từng ngụm đầy rồi cười khanh khách… Với nhiều người thường đi qua con phố này, hình ảnh đó không hề xa lạ.

Thấy tôi vừa tấp xe vào vệ đường, một người gượng dậy bước đi xiêu vẹo tiến lại gần. Không một chút ngần ngại hay than vãn kể lể hoàn cảnh thương tâm như vẫn thường thấy ở những “cái bang” khác, người đàn ông này ngửa tay “cho mình xin mấy đồng”. Rút túi đưa cho ông tờ 10.000 đồng, tôi tranh thủ hỏi chuyện thì được biết: 2 người tên là Luynh và Phớt, ở Pleiku Roh (TP. Pleiku), nhà không có rẫy không biết làm gì nên đi lang thang xin ăn…

Nghe thấy vậy, một cô bán vé số gần đó nói vọng lại: “Nghe gì 2 ông này, sáng nào cũng xuống khu vực chợ đêm, Trung tâm Thương mại xin tiền, xin đồ ăn, chiều lại ngồi đó uống rượu, cả năm nay rồi đấy. Nhìn khỏe mạnh vậy, nhưng nghiện rượu nặng thì phải, vì ngày nào cũng say nằm vất vưởng trên vỉa hè này, đến nỗi đi vệ sinh cũng bạ đâu ngồi đó. Chú xuống Công viên Kpă Klơng cũng có mấy ông như vậy nữa…”.

Theo sự chỉ dẫn ấy, tôi tiếp tục xuống Công viên Kpă Klơng (phường Hội Thương, TP. Pleiku) để tận mục sở thị. Quả không sai, ở đây cũng có hai “cái bang” đang ngồi uống rượu, bên cạnh còn có thêm chiếc bao tải đựng mấy thứ chai lọ mà có lẽ họ vừa nhặt nhạnh được. Cũng không khác gì hai “cái bang” mà tôi đã gặp ở đường Hai Bà Trưng, thấy tôi vừa dừng xe, một người đã lại gần để xin tiền. Lấy lý do không có tiền lẻ, người đàn ông này quay sang xin thuốc lá. Qua tìm hiểu được biết, họ đều ở thôn 2, phường Trà Bá (TP. Pleiku), sáng lên đây vừa xin tiền, vừa nhặt chai lọ về bán. Thu nhập mỗi buổi sáng cũng đủ để họ thỏa mãn cơn nghiện rượu của mình.

Sau nhiều ngày tìm hiểu tại khu vực chợ đêm, Trung tâm Thương mại Pleiku, chợ Trà Bá… chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng vì TP. Pleiku có khá nhiều “cái bang” kiểu này, bề ngoài họ còn khá trẻ và khỏe mạnh nhưng có lẽ lười lao động, lại mang chứng nghiện rượu, nên bèn đi làm “cái bang”.  

Thuê trọ để… đi xin

 

 Người đàn ông này được đưa đón mỗi ngày khi hành nghề. Ảnh: Lê Anh
Người đàn ông này được đưa đón mỗi ngày khi hành nghề. Ảnh: Lê Anh

Đến hẹn lại lên, cứ dịp cuối năm, lượng người ăn xin đổ về TP. Pleiku lại nhiều hơn những ngày thường, họ  chủ yếu là người già, người tàn tật đến từ nhiều nơi khác nhau. Để thuận tiện cho việc hành nghề, những “cái bang” này thường tìm đến những nhà trọ bình dân trên địa bàn TP. Pleiku tá túc.

Để tìm hiểu về vấn nạn này, chúng tôi có mặt tại Trung tâm Thương mại Pleiku. Dù còn khá sớm, nhưng tại đây đã xuất hiện 3 người đàn ông tàn tật đang hành nghề. Án ngữ ngay trước cổng Trung tâm Thương mại là 1 người đàn ông chừng 40 tuổi, ngồi bất động, mặt lúc nào cũng cúi gằm xuống đất, tay cầm một chiếc ca nhựa, bên trong bỏ chiếc đài cũ chạy băng cassette mở những bản nhạc vàng nói về kiếp nghèo. Người đàn ông này không bao giờ mở lời xin, ai thấy thương tình thì tự bỏ tiền vào ca, khi nào đầy ông mới lấy bỏ vào túi áo khoác. Còn phía bên trong Trung tâm Thương mại, 2 người đàn ông tật nguyền khác cũng đang lê la xin sự sẻ chia của mọi người.

Tiếp chuyện với những người chạy xe ôm tại đây thì được biết: Những “cái bang” này mới xuất hiện hơn một tháng nay, cũng không biết họ từ đâu tới, nhưng sáng sớm có người chở đến, trưa lại được đón về… Theo quan sát của P.V, đến khoảng 11 giờ trưa, khi Trung tâm Thương mại bắt đầu vắng khách, người đàn ông bị mù hai mắt và thương tật ở tay tiến ra phía cổng trước. Lúc này, đã có một người đàn ông chừng 60 tuổi đợi sẵn bên ngoài và dắt lên xe máy để ra về.

Theo sau hai người này, đến con hẻm 145, đường Nguyễn Tất Thành (TP. Pleiku) thì họ đi thẳng vào một khu nhà trọ bình dân. Trong vai người khách đang đi tìm nhà trọ, chúng tôi vào bên trong khu nhà và nhận ra đây là nơi tá túc của những “cái bang” từ những nơi khác đến. Tại đây còn có thêm 4 người tàn tật khác, trong số đó có hai người tôi đã từng gặp họ xin ăn ở khu vực chợ Trà Bá...

Lân la hỏi chuyện những người xung quanh khu nhà trọ này, chúng tôi được biết, năm nào những “cái bang” từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung cũng đến đây thuê trọ. Có khi cả gia đình cùng vào thuê phòng để... đi xin, người tàn tật có, khỏe mạnh có, già, trẻ có cả, nhưng thời gian này “cái bang” tập trung chưa nhiều, họ đến nhiều nhất là tháng giáp Tết Nguyên đán.

Chờ đợi khá lâu nhưng không thấy bác “xe ôm” từ khu nhà trọ trở ra, chúng tôi quay trở lại Trung tâm Thương mại thì được biết hai “cái bang” hành nghề buổi sáng cũng đã được đón về. Dù chưa thể khẳng định trên địa bàn TP. Pleiku có nạn chăn dắt ăn xin hay không, nhưng những hình ảnh về hoạt động của “cái bang” mà chúng tôi ghi nhận được trong những ngày qua trên địa bàn thành phố quả thực hết sức phản cảm, nhất là với những người lần đầu đặt chân đến Phố núi Pleiku.

Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.