Nhu cầu tìm mua nhà đất tại nhiều tỉnh phía Nam tăng mạnh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tại nhiều tỉnh thành phía Nam, lượng khách hàng có nhu cầu tìm kiếm nhà đất bật tăng mạnh sau một thời gian dài đình trệ giao dịch do ảnh hưởng dịch bệnh.
 
Nhu cầu tìm mua bất động sản ở các tỉnh phía Nam tăng mạnh trở lại sau khi hết giãn cách. Ảnh: B. Chương
Nhu cầu tìm mua bất động sản ở các tỉnh phía Nam tăng mạnh trở lại sau khi hết giãn cách. Ảnh: B. Chương
Báo cáo nghiên cứu thị trường tháng 10.2021 vừa được trang Batdongsan công bố mới đây cho thấy, nhu cầu tìm mua nhà đất toàn quốc trong tháng vừa qua tăng hơn 55% so với tháng 9 và 8% so với cùng thời điểm 2020. Riêng thời điểm cuối tháng 10, mức độ quan tâm nhà đất tăng hơn 67%, ngay sau khi TP.HCM nới lỏng giãn cách và tiến hành giao thương trở lại với nhiều tỉnh thành phía Nam. Tình hình dịch bệnh tại nhiều khu vực được kiểm soát ổn định, làn sóng tìm mua nhà đất đã bật tăng trở lại với mức tăng đạt 89% so với tháng trước và 4% so với cùng kỳ. Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tại TP.HCM phục hồi đến 90%, gần quay trở lại như thời điểm tháng 5.2021 trước khi dịch bệnh bùng phát.
Cũng theo báo cáo nghiên cứu thị trường cho thấy, dẫn đầu thị trường các tỉnh phía Nam là Bà Rịa – Vũng Tàu với nhu cầu tìm mua nhà tăng gần 74%. Là địa phương chịu ảnh hưởng nghiêm trọng không kém TPHCM, dưới tác dụng của dịch, Bình Dương đang có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ khi làn sóng COVID-19 lần 4 được kiểm soát hiệu quả, lượng quan tâm tìm mua nhà đất tại tỉnh này tăng gần 69% trong tháng 10 vừa qua.
Nhu cầu mua tại Bình Dương phần lớn vẫn rơi vào loại hình nhà phố và căn hộ tầm trung. Trong khi tại Đồng Nai, sức mua bất động sản cũng tăng hơn 65% và tập trung vào dòng sản phẩm đất nền, nhà phố, biệt thự tại các khu đô thị và dự án lớn ở Biên Hòa, Long Thành. Long An cũng là thị trường có mức tăng tốt so với 4 tỉnh vệ tinh của TPHCM trong tháng vừa qua. Nhu cầu tìm mua nhà đất tại Long An tăng 64% so với tháng trước.
Theo bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land, từ tháng 10, các doanh nghiệp đã khôi phục 70% hoạt động ở công trường dù công nhân gặp khó khăn trong việc quay lại TPHCM. “Các chủ đầu tư đều có kế hoạch ra hàng, chào bán mạnh các sản phẩm dự án trong TP.HCM và các tỉnh, thành phố khác, với tâm thế tăng tốc trong quý IV để bù lại thời gian ảnh hưởng dịch bệnh khá nặng nề trong quý III”, bà Hương nói.
Dự báo về thị trường bất động sản trong thời gian tới, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu và phát triển DKRA Vietnam cho rằng, bước sang năm 2022, áp lực tăng giá bất động sản sẽ rất lớn, bởi các yếu tố tác động tới giá như lạm phát, chi phí đầu vào tăng… bắt đầu “ngấm” từ quý I/2022. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên nguồn cung bất động sản khan hiếm, dẫn đến tình trạng thiếu hàng. Chưa kể, nhu cầu tiêu dùng của xã hội giảm, nhưng nhu cầu đầu tư vẫn tăng. Trong bối cảnh các kênh đầu tư khác tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhiều người đã lựa chọn bất động sản như là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả.
Thế nhưng, các khu vực vệ tinh như Đồng Nai, Bình Dương cũng không còn nhiều quỹ đất pháp lý hoàn thiện, nên các chủ đầu tư phải ra xa hơn nữa mới tìm được đất phát triển dự án. Không những thế, các loại chi phí đầu vào cũng tăng mạnh khiến giá bất động sản tăng theo. Chi phí đất, tiền đền bù, thuế sử dụng đất, giá nguyên vật liệu đầu vào, nhân công… đều tăng, nên giá bất động sản khó giảm, ông Nguyễn Hoàng nhận định.
B. CHƯƠNG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ayun Pa ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị

Ayun Pa ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị

(GLO)- Với mục tiêu trở thành vùng kinh tế động lực khu vực phía Đông tỉnh và hoàn thành các tiêu chí đô thị loại III vào năm 2025, thị xã Ayun Pa đã huy động các nguồn lực tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng để bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, xanh-sạch-đẹp.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.