Nhộn nhịp Hội chợ Thương mại Nông nghiệp 2017

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ ngày 9 đến 15-6, gần 50 gian hàng của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã tham gia Hội chợ Thương mại Nông nghiệp 2017 tại Sân vận động thị xã Ayun Pa. Đây là dịp để người tiêu dùng ở khu vực Đông Nam tỉnh tiếp cận với các mặt hàng có chất lượng.

Sáng 12-6, mặc dù trời đổ mưa nhưng không làm giảm bớt dòng người đến tham quan, mua sắm ở các gian hàng tại Hội chợ Thương mại Nông nghiệp 2017 tổ chức tại Sân vận động thị xã Ayun Pa. Ông Vũ Xuân Lộc-Phó Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Á Đông, đơn vị tổ chức hội chợ, cho hay: Nhờ công tác chuẩn bị, hợp đồng kê gian hàng, bố trí mái che, thông tin quảng bá… chu đáo nên trời mưa không gây ảnh hưởng nhiều đến việc mua bán của các doanh nghiệp và tham quan mua sắm của người dân.

 

Gian hàng cây giống ăn trái thu hút người dân. Ảnh: T.Đ
Gian hàng cây giống ăn trái thu hút người dân. Ảnh: T.Đ

Trong gần 50 gian hàng của 25 doanh nghiệp tham gia hội chợ lần này có 15 gian hàng của các doanh nghiệp trong tỉnh và 1 đại lý cây giống ăn trái đến từ tỉnh Bến Tre.  Các mặt hàng đem đến hội chợ khá đa dạng, chủ yếu là các ngành hàng tổng hợp gồm: đồ gia dụng, quần áo, mũ, chăn màn, ga, nệm, đồ chơi trẻ em…

Anh Châu Văn Sơn-chủ gian hàng nội thất gia đình bán mùng màn, chăn, mền, ga, nệm… cho hay: “So với các lần tham gia hội chợ ở TP. Pleiku và huyện Chư Sê thì sức mua ở đây đạt mức trung bình. Người dân, nhất là đồng bào Jrai ở xung quanh thị xã Ayun Pa thường đi mua sắm vào ban đêm nhiều hơn. Lần này, chúng tôi tập trung vào các mặt hàng do Việt Nam sản xuất, có giá cả bình dân, cùng với nhiều ưu đãi về giảm giá 10-20% để kích cầu từ nhà sản xuất nên cũng bán được tương đối”.

Anh Trần Đình Khải (thôn Quý Đức, xã Ia Trok, huyện Ia Pa) dẫn theo mấy người làng đến mua sắm quần áo tại hội chợ vui vẻ nói: “Lâu lâu mới có hội chợ để mua sắm nên tôi cùng với mấy người hàng xóm rủ nhau đến mua ít vật dụng gia đình như nồi, chảo, chén bát và mấy bộ quần áo cho lũ nhỏ chuẩn bị vào năm học mới. Được cái hội chợ lần này hàng hóa hầu hết của Việt Nam sản xuất, có địa chỉ rõ ràng, giá cả hợp lý nên cũng yên tâm hơn”.

Thu hút khá đông người dân là gian hàng cây giống ăn trái Thanh Lâm Bến Tre do anh Đặng Ngọc Hành-một người địa phương làm đại lý cung cấp tại hội chợ. Đội mưa chen lấn trong gian hàng này, chị Kpă Mi Sa (buôn Phu Ma Miơng, xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa) cho hay: “Năm nay trời mưa sớm, mình tranh thủ buổi trưa ghé hội chợ mua mấy cây giống chanh giấy và mít tố nữ về trồng thay thế vào mấy gốc cây đã bị chết vì nắng hạn trong mùa khô vừa rồi. Nhìn chung giá cả không cao hơn mấy lần hội chợ trước đây. Ví dụ như cây giống chanh giấy giá 20.000 đồng, cây mít tố nữ giá 25.000 đồng”.

Trong khuôn khổ hội chợ, đơn vị tổ chức cũng đã hợp đồng với Công ty Biểu diễn Hoàng Hà (TP. Hồ Chí Minh) để tổ chức chương trình ca nhạc vào mỗi buổi tối và tổ chức các gian hàng trò chơi giải trí ngoài trời nên thu hút khá đông người dân đến tham quan, mua sắm và vui chơi.

Với hàng hóa đa dạng, phong phú, hội chợ là cầu nối để các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng vùng Đông Nam tỉnh. Đồng thời, hội chợ cũng giúp người tiêu dùng ở đây thay đổi nhận thức trong tiêu dùng hàng hóa, nhất là với những mặt hàng sản xuất trong nước, nhằm kích cầu người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Trần Đức

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.