Nhọc nhằn "đi lấy" học sinh... "quên" đường đến lớp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau gần 10 ngày nghỉ tết, phần lớn các cháu học sinh mầm non, tiểu học người đồng bào thiểu số ở miền núi tỉnh Quảng Trị “quên” đường đến lớp. Để đảm bảo sĩ số, ở các trường học - từ hiệu trưởng đến giáo viên đứng lớp phải bỏ công đến nhà vận động để phụ huynh đưa học sinh đến trường.

Đối với những học sinh và phụ huynh “cá biệt”, các giáo viên sẽ phải đến tận nhà, “lấy” cho bằng được học sinh đến lớp.

 

Mới thấy cô giáo ngấp nghé ngoài ngõ, cháu bé người đồng bào thiểu số học lớp mẫu giáo ghép 3-4 tuổi đã khóc ré và ôm chầm lấy mẹ.
Mới thấy cô giáo ngấp nghé ngoài ngõ, cháu bé người đồng bào thiểu số học lớp mẫu giáo ghép 3-4 tuổi đã khóc ré và ôm chầm lấy mẹ.

Trường Mầm non Ba Tầng (xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) là điểm cuối ở vùng Lìa của huyện, giáp biên với nước bạn Lào và cách trung tâm tỉnh gần 150km. Nơi này, khó khăn về điều kiện ăn ở, đi lại nhưng cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường đã nỗ lực chăm lo tốt cho những “mầm xanh” là con em của đồng bào dân tộc thiểu số.
 

Dù cô giáo đã “dôn kẹo” (tiếng Vân Kiều - cho kẹo), nhưng cháu bé vẫn không chịu ngồi yên suốt quãng đường từ nhà đến trường.
Dù cô giáo đã “dôn kẹo” (tiếng Vân Kiều - cho kẹo), nhưng cháu bé vẫn không chịu ngồi yên suốt quãng đường từ nhà đến trường.

Toàn trường có đến 7 điểm trường, trong đó có điểm trường cách điểm chính 18km nhưng nhà trường vẫn đảm bảo tất cả trẻ đều phải được ở bán trú, trong đó có 2 điểm trường bán trú dân nuôi. Trong khoản tiền Nhà nước hỗ trợ cho trẻ (5.000 đồng/ngày/cháu) và phụ huynh đóng góp (2 lon gạo/tuần/cháu), nhà trường cân đối hợp lý, đảm bảo chất lượng bữa ăn của các cháu. Nhờ vậy, trẻ đến trường học được ăn, ngủ, vui chơi điều độ nên phát triển tốt. Bên cạnh đó, nhà trường khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị trích một phần thu nhập từ tiền lương để phụ mua thêm thức ăn cho các cháu.
 

Đưa được cháu bé đến trường, cô giáo Hồ Thị Hiếu (Trường Mầm non Ba Tầng) tiếp tục đi đón học sinh khác ở bên kia dãy núi. Nơi này chưa có đường, phải đi bộ.
Đưa được cháu bé đến trường, cô giáo Hồ Thị Hiếu (Trường Mầm non Ba Tầng) tiếp tục đi đón học sinh khác ở bên kia dãy núi. Nơi này chưa có đường, phải đi bộ.

Cũng như những ngày đầu năm học, đầu năm mới này, các giáo viên ở Trường Mầm non Ba Tầng phải căng mình đi về từng thôn bản để vận động học sinh đến trường. Trong số 323 em học sinh, chưa đến phân nửa nghe lời vận động của giáo viên đã tự đến lớp hoặc được người nhà đưa đến. Số còn lại, giáo viên phải đến nhà chở từng học sinh đến trường. Việc đón học sinh được giáo viên gọi bằng “bắt” hoặc “lấy”.
 

Trời mưa, đường vào Trường Mầm non Ba Tầng đất đỏ hoe. Giáo viên tất bật chở học sinh đến trường để kịp giờ học.
Trời mưa, đường vào Trường Mầm non Ba Tầng đất đỏ hoe. Giáo viên tất bật chở học sinh đến trường để kịp giờ học.

“Bởi một khi đã không tự nguyện, học sinh sẽ viện đủ lý do để không phải đến trường, hoặc chống đối bằng cách trốn và khóc như ve kêu mùa hè” - cô Đỗ Thị Diễm Ngọc - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ba Tầng - nói…
 

Hai nữ giáo viên có mặt tại Trường Mầm non Ba Tầng từ đầu giờ sáng để lội suối, “lấy” 2 học sinh ở thôn Ba Lòng.
Hai nữ giáo viên có mặt tại Trường Mầm non Ba Tầng từ đầu giờ sáng để lội suối, “lấy” 2 học sinh ở thôn Ba Lòng.
Đến trường, để “hối lộ”, giáo viên cho học sinh bánh kẹo, để dập tắt việc “khóc như ve kêu mùa hè” ở lớp nhỡ.
Đến trường, để “hối lộ”, giáo viên cho học sinh bánh kẹo, để dập tắt việc “khóc như ve kêu mùa hè” ở lớp nhỡ.

Lâm Hưng Thơ/laodong

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.