Nhớ sao ngọn khói ngày đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tôi rất thích hình ảnh: Ngọn khói chứ làn khói thì quá mỏng mà màn khói lại quá dày. Ngọn khói như chồi của ngọn cây của sự sống. Khói ngút lên từ rơm rạ đồng quê, rơm rạ đã khô đã héo đã chết nhưng ngọn khói thì lại sống, mang lại sự sống hồi sinh từ cái chết. Ngọn khói tỏa ra từ bếp rơm thơm cơm mới. Hạt gạo chắt chiu từ cọng rơm, từ xay, giã, dần, sàng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


 
Có một nhà thơ viết rất hay: “Gặt xong rồi rơm rạ bó vào nhau” thật thân phận. Bó vào nhau để thành cây rơm, để thành mái rạ, để hóa thân vào ngọn khói. Ôi, cái ngọn khói đã mang theo hồn vía căn cốt ruộng đồng. Tôi thích ngày đông hơn là mùa đông. Mùa đông thường dài, dài lê thê, dài ẩm ướt, dài rét mướt. Còn ngày đông thì quá ngắn, ngắn nồng nàn, ngắn gang tấc “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Ngày đông ngắn bởi bước chân trên ruộng hình như cũng gấp gáp hơn, bàn chân vào chợ hình như cũng đắn đo hơn. Cái se se buôn buốt của thời tiết khiến cây cối co ro, dáng người co ro nhưng ngọn khói lại mỡ màng, lại quấn quýt, lại sum vầy, lại mời mọc. Nghe tiếng củi khô reo nổ lách tách ta cứ ngỡ đó như hồi âm của nắng mùa hè còn sót lại, còn đông là hơi ấm. Ngọn khói cứ lan man ngỡ như không hay chuyện mà chỉ ngấm chuyện ríu rít bên người. Ngọn khói có vẻ lửng lơ nhưng không thờ ơ mà cứ tỏ mờ ảo ảnh, ám ảnh. Khói rút ruột mình đắm đuối.
 
Nhớ sao những chiều đông trên cánh đồng hun chuột. Lũ chuột đồng béo múp míp nấp dưới như hang hóc mé đồi, mé đồng, mé đường, mé ruộng, lũ trẻ con hò reo bắt chuột chặn lối ra lối vào với bùi nhùi xoắn khói. Nhưng thú vị hơn cả là tụm năm, tụm ba để nướng khoai, nướng ngô. Lạ thế, lúa gặt xong trơ gốc rạ rồi lại tiếp đến mùa khoai, mùa ngô cứ gối đầu lên nhau theo thời vụ. Củ khoai, bắp ngô nóng hôi hổi, lũ trẻ xuýt xoa thổi ra khói. Khói như là gia vị riêng cũng thơm bùi, thơm đượm và ấm nữa. Lại có món đặc sản cá rô đồng tát bên bờ ruộng cắm vào cành trẻ vót nhọn và nướng. Chao ôi vị mỡ cá từ bụng trứng căng tròn nứt ra xèo xèo cháy. Lũ trẻ cứ thế mà lớn phổng phao mang trong mình vị quê, vị ruộng huyết quản hồng hào còn ám vị khói ngày đông. Ngọn khói ngày đông có tài rủ rê lắm. Rủ rê mọi người quây lại với nhau bên bát nước chè xanh sóng sánh bốc khói. Và mọi việc làng, chuyện nước cứ thế từ đó mà lớn dần ra. Bao buồn vui cứ sẻ chia đầy vui không cạn, như bồ thóc trong nhà cũng đầy vơi không cạn, như giếng nước khơi trong ngoài vườn cũng vơi đầy không cạn. Khói như lan tỏa, khói như mê hoặc cứ ấm nồng cứ da diết. Ôi hay, sao ngọn khói lại đi vòng nhởn nhơ mà ý tứ lắm. Vòng mà thẳng đấy là khoảng cách rút ngắn nhất, xích lại bên nhau tỉ tê gan ruột.

Ngọn khói phải cời lên phải thổi phù phù, phải nhấp nhánh than phải bùng lên ngọn mới tỏa ấm hết mình, mới khơi lại bao héo tàn mà đắp bồi mà vun thành chồi khói và tỏa ra ngọn khói. Bây giờ văn minh hơn đã sử dụng điện, bếp ga tỏa ra xanh lè, ngọn lửa không reo vui, không nhảy múa, không tanh tách tiếng củi nổ, tiếng khói. Con người hình như cũng khu biệt cách xa nhau ra với cái điện thoại thông minh màn hình nhoay nhoáy, có một khoảng trống mơ hồ xen vào: Sống ảo. Và tôi lại cứ nôn nao nhớ khói như nhớ về một người bạn tri ân lâu ngày chưa gặp lại. Khói vẫn còn len lỏi trong mái tóc của tôi, sợi tóc là sợi khói. Khói vẫn còn trong tiếng rít thổn thức điếu thuốt lào của ông tôi. Khói vẫn còn đậm đà trong miếng trầu của bà tôi. Và mẹ tôi vẫn có những phút giây thong thả rút từng sợi len đan vào tấm áo mùa đông như rút từng sợi khói đan vào ký ức. Nhớ sao ngọn khói ngày đông...

Hà Tĩnh, ngày 1/12/2020
 NGUYỄN NGỌC PHÚ

(Dẫn nguồn LĐ online)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.