Nhớ mãi lời Bác dặn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)_ Đã 50 năm kể từ ngày Bác Hồ đi xa, những lời căn dặn của Người lúc sinh thời, đặc biệt là trong bản Di chúc vẫn được các thế hệ người Việt Nam ghi nhớ và làm theo.
Bà Rơ Lan Hsứ-nguyên Đại đội trưởng Đại đội 17, Đoàn Vận tải Quân khu 5 (hiện sống ở làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) là một trong những người con của núi rừng Tây Nguyên tham dự lễ truy điệu Bác tại Quảng trường Ba Đình cách đây 50 năm. Nhớ lại thời khắc lịch sử ấy, bà kể: “Khi đó, tôi đang học tại Hòa Bình. Toàn trường có 60 học viên nữ, còn nam thì rất đông. Khi nghe tin Bác mất, cả trường trầm lắng, buồn bã. Không ai nói với nhau lời nào nhưng nước mắt cứ tự nhiên rơi. Sau đó, nhà trường lên danh sách những người được về thủ đô dự lễ truy điệu Bác và tôi là một trong những người được chọn. Từ Hòa Bình về đến Hà Nội mất đúng 1 ngày. Suốt dọc đường đi, tôi chứng kiến cảnh tượng buồn chưa từng thấy. Đồng bào đổ ra hai bên đường, vừa đứng vẫy xe về thủ đô vừa khóc. Ai cũng muốn được về Hà Nội dự lễ truy điệu Bác. Xe phải không ít lần dừng lại vì quá đông người xin đi. Chúng tôi ngồi trên xe khóc suốt quãng đường, không thiết ăn uống gì. Tôi nói với mấy chị em trong đoàn rằng, tôi là người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, ước mơ được một lần gặp Bác chưa thành thì hôm nay đã phải tiễn biệt Người. Khi nghe tôi nói vậy, cả đoàn òa lên khóc, vì đó cũng chính là ước mơ của mọi người, chỉ có điều không ai nói ra”.
 Một trang trong bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (nguồn: Internet)
Một trang trong bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (nguồn: Internet)
Về tới Hà Nội, bà Hsứ cùng các bạn nhanh chóng có mặt tại Quảng trường Ba Đình, hòa cùng đông đảo người dân dự lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Đó là giây phút tôi không thể nào quên. Hàng vạn người có mặt nhưng không ồn ào, chỉ nghe sụt sùi tiếng khóc. Sự mất mát bao trùm lên tất cả”-bà Hsứ kể. Kỷ niệm đó theo bà suốt nhiều năm sau. Thương nhớ Bác, bà Hsứ càng nhớ những lời Người dặn dò trong Di chúc. “Khi chúng tôi trở lại trường học tập, ai cũng tâm niệm rằng, cuộc chiến tranh hãy còn dài, học xong bằng mọi giá phải trở về quê hương tiếp tục chiến đấu, giành độc lập, tự do cho dân tộc như lời Bác dặn trước lúc đi xa”-bà Hsứ tâm sự.
Ngày nghe tin Bác Hồ mất, bà Cao Thị Bảy-nguyên cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (hiện sống ở đường 17-3, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) còn ở trong lao tù của địch. Bà nhớ lại: “Anh chị em tù chính trị bị giam ở Nhà lao Pleiku rất bất ngờ và xúc động khi nghe tin Bác mất. Sau đó, chúng tôi đồng loạt lấy chỉ đỏ thêu lên ngực trái để tang Bác. Nỗi buồn đau lan khắp các buồng giam. Chúng tôi hiểu rằng, Bác mất giữa lúc cuộc chiến tranh đang trở nên khốc liệt, nhất là ở chiến trường Tây Nguyên. Vì vậy, hơn lúc nào hết, mọi người không được nao núng, dao động mà càng phải kề vai sát cánh với nhau”.
Bác ra đi nhưng những lời dặn dò của Người đã trở thành nguồn sức mạnh của những người tù cộng sản như bà Bảy. Bà tâm sự: “Bác mất đi nhưng đã để lại một di sản vô giá, đó chính là bản Di chúc. Đó là kim chỉ nam hành động của người cộng sản. Nội dung Di chúc được phổ biến đến tất cả anh em tù chính trị ngay sau khi Bác ra đi, nó có giá trị thực tiễn đối với lịch sử đất nước không chỉ trong giai đoạn chiến tranh ác liệt. Trong nhiều nội dung Bác dặn dò, tôi đặc biệt ghi nhớ lời dặn về vai trò tiên phong của người đảng viên”. Trải qua nhiều nhà giam từ Gia Lai đến Biên Hòa, sau đó bị đày ra Côn Đảo, bà Bảy đã nhiều lần chết đi sống lại dưới đòn roi tra tấn của kẻ thù nhưng vẫn kiên trung với niềm tin tất thắng. Bà kể: “Sau giải phóng, toàn dân chung tay tái thiết đất nước. Nghèo đói, lạc hậu bủa vây, từ những phong trào nhỏ nhất đều phải gây dựng lại từ đầu. Tôi về làm công tác Hội Phụ nữ và luôn ghi lòng tạc dạ lời Bác dạy đảng viên phải tiên phong, gương mẫu, trong sáng, vô tư nên hoạt động với tinh thần lăn xả”. Nữ cựu tù chính trị yêu nước này kể thêm, những lần bị tra tấn khi ở trong tù đã để lại nhiều thương tích vĩnh viễn trên thân thể bà khiến sức khỏe sau này sa sút trầm trọng. Mặc dù vậy, sức mạnh tinh thần, ý chí của người đảng viên đã giúp bà vượt lên, ngày đêm bám sát cơ sở, từng chút gây dựng lại phong trào phụ nữ dần lớn mạnh, vững vàng.
Nếu bà Hsứ, bà Bảy chưa một lần được gặp Bác thì ông Đinh Klum-nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh (hiện sống ở phường Tây Sơn, TP. Pleiku) lại may mắn được gặp Người đến 4 lần. Vì vậy, lời Bác dặn trước lúc đi xa càng có ý nghĩa đặc biệt với ông. Ông kể: “Tôi là lứa học sinh đầu tiên của Trường Dân tộc Trung ương, học ở Gia Lâm (Hà Nội). Bác đến thăm trường 4 lần vào các năm 1957, 1958, 1959 và 1960. Cả 4 lần Bác đến thăm, tôi đều may mắn được gặp. Bác dành rất nhiều tình cảm và sự quan tâm đối với học sinh dân tộc miền núi. Điều Bác dặn dò nhiều hơn cả với học sinh các dân tộc thiểu số đó là tinh thần đoàn kết, đoàn kết sẽ làm nên sức mạnh dân tộc, chiến thắng mọi kẻ thù. Lần nào tới thăm trường, Bác cũng bắt nhịp bài ca “Kết đoàn” khiến chúng tôi rất xúc động. Hình ảnh và lời dặn dò của Người luôn ở trong tim tôi”.
 MINH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Nhân lên tình yêu biển đảo

Nhân lên tình yêu biển đảo

(GLO)- Trong 2 năm (2021-2022), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức thành công 2 cuộc thi tìm hiểu về biển, đảo theo hình thức trắc nghiệm online. Qua đó, khơi gợi, hun đúc tình yêu biển đảo trong các tầng lớp nhân dân.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức dân vận

(GLO)- Sáng 20-12, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 17 điểm cầu cấp huyện. Các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Thanh Hùng-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
"Đại thụ" làng Phung

"Đại thụ" làng Phung

(GLO)- Hơn 20 năm qua, với vai trò Trưởng thôn rồi Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Phung (xã Ia Phang, huyện Chư Pưh), ông Siu Bi Ai đã vận động người dân thi đua lao động sản xuất, đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.
Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

Phần thưởng xứng đáng cho người có uy tín ở Gia Lai

(GLO)- Từ ngày 10 đến 15-12, Công an tỉnh tổ chức cho 30 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Hà Nội và một số tỉnh miền Trung. Đây là hoạt động thường niên nhằm động viên những người có uy tín có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc“.
Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

Gương sáng "tốt đời-đẹp đạo"

(GLO)- Từ các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện phương châm sống “tốt đời-đẹp đạo“, đồng bào theo đạo Công giáo và Tin lành đã góp phần cùng Nhân dân các dân tộc trong tỉnh ra sức lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

Chư Sê ưu tiên tín dụng chính sách cho vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đang tập trung giải ngân các nguồn vốn cho vay hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ cho các xã và thôn, làng đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

Thủ tướng: Chủ động hơn nữa trong việc phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh

(GLO)- “Các cấp Hội cần chủ động hơn nữa trong việc phối hợp với các cấp, các ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên cựu chiến binh, cựu quân nhân; động viên cựu chiến binh nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quan tâm, tạo điều kiện giúp nhau sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp“-Là nội dung Thông báo số 365/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

Xứng đáng là cán bộ Mặt trận tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Trong số 299 chủ tịch ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017-2022 vừa được Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tuyên dương tại Thủ đô Hà Nội, Gia Lai có 5 cá nhân. Trở về từ hội nghị, mọi người rất tự hào và quyết tâm phấn đấu trở thành những “thỏi nam châm“ trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân như lời Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dặn dò.
Gương sáng làng Dôr 1

Gương sáng làng Dôr 1

(GLO)- Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Yơu (làng Dôr 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) còn đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông thôn mới và đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
Đồng chí Võ Văn Kiệt là nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Văn Kiệt là nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt là hiện thân tiêu biểu của người chiến sĩ cách mạng kiên trung, nhà lãnh đạo xuất sắc, trọn đời vì nước, vì dân.
Thủ tướng: Tinh thần đại đoàn kết thể hiện hàng ngày, hàng giờ ở các khu dân cư, các ngành, các cấp

Thủ tướng: Tinh thần đại đoàn kết thể hiện hàng ngày, hàng giờ ở các khu dân cư, các ngành, các cấp

(GLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: “Với tinh thần đại đoàn kết, mọi khó khăn đều có thể hóa giải“. Đại đoàn kết phải diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở các khu dân cư, các ngành, các cấp để chung tay xây dựng và phát triển đất nước.
"Bóng cả" làng Dăng

"Bóng cả" làng Dăng

(GLO)- Đi qua hơn 70 mùa rẫy, già làng Ksor Cân tựa như gốc cổ thụ đầu làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Ông không chỉ giúp bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của người Jrai.
Những điển hình trong công tác Mặt trận của tỉnh

Những điển hình trong công tác Mặt trận của tỉnh

(GLO)- Thời gian qua, đội ngũ chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư của tỉnh đã nỗ lực thực hiện các chương trình hành động của MTTQ cấp cơ sở, gắn với các phong trào thi đua yêu nước và cuộc vận động, đã góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tại địa phương.
Đoàn kết là động lực của công cuộc đổi mới

Đoàn kết là động lực của công cuộc đổi mới

(GLO)- Ngày 10-11, Phó Bí thư Tỉnh ủy Rah Lan Chung và các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Hồ Văn Điềm-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Võ Thanh Hùng-Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Huỳnh Quang Thái-Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy và Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Giám đốc Công an tỉnh đã đến dự, chung vui với cán bộ và người dân ở các khu dân cư: Greo Sek (xã Dun, huyện Chư Sê), Chư Jut (xã Chư Gu, huyện Krông Pa), tổ dân phố 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa), tổ dân phố 15 (phường An Phú, thị xã An Khê) trong Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.