Nhớ bí thư chi bộ đầu tiên của làng Krông Hra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với tinh thần “thép” trước kẻ thù, người Bí thư chi bộ đầu tiên của làng Krông Hra (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã góp phần thổi bùng ngọn lửa đấu tranh chống địch “tố cộng, diệt cộng” ở khu 7 trong những năm đầu chống Mỹ cứu nước.
Trong gian nhà sàn nhỏ của mình, bức ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được anh Đinh Văn Việt treo trang trọng. Ảnh: Hồng Thi

Trong gian nhà sàn nhỏ của mình, bức ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được anh Đinh Văn Việt treo trang trọng. Ảnh: Hồng Thi

Hơn 6 thập kỷ qua, cái tên Đinh Đây cùng sự hy sinh anh dũng của ông luôn được dân làng truyền nhau nhắc nhớ để nối dài “sợi chỉ đỏ” truyền thống yêu nước trong thời bình.

Ngược dòng lịch sử

Năm nay, già Đinh Êu đã bước sang tuổi 93, song còn nhanh nhẹn và minh mẫn lắm. Ông gần như nhớ tất thảy mọi thứ thuộc về quá khứ hào hùng của làng Krông Hra mà mình từng chứng kiến, trong đó có câu chuyện đầy đau xót nhưng rất đỗi tự hào của người chú họ Đinh Đây (hay còn gọi là Đei)-Bí thư chi bộ đầu tiên của làng.

Theo già Êu, ông Đây sinh năm 1915. Năm 1947, chàng trai Bahnar Đinh Đây đã hăng hái tham gia kháng chiến. Lúc bấy giờ, ông được cấp trên giao nhiệm vụ làm Tổ trưởng Tổ du kích mật, giúp bộ đội nắm tình hình và chỉ huy đánh địch. Sau Hiệp định Genève năm 1954, Bí thư Đảng bộ Huyện 7 Phạm Hồng đã tin tưởng giao cho ông Đinh Đây trọng trách Bí thư Chi bộ làng Krông Hra. Từ đây, ông cùng Chi bộ đã lãnh đạo dân làng đứng lên chống các hành động vi phạm Hiệp định của thực dân Pháp, chống lập lại tề, đấu tranh đòi hiệp thương…; từng bước hướng bà con tin theo ánh sáng cách mạng đúng đắn của Đảng và Bác Hồ.

Ông Đinh Êu (bìa phải) kể lại câu chuyện về người chú họ Đinh Đây-Bí thư Chi bộ đầu tiên của làng Krông Hra. Ảnh: H.T

Ông Đinh Êu (bìa phải) kể lại câu chuyện về người chú họ Đinh Đây-Bí thư Chi bộ đầu tiên của làng Krông Hra. Ảnh: H.T

Từ giữa năm 1957 đến cuối năm 1958, Mỹ-ngụy đẩy mạnh chính sách “tố cộng, diệt cộng”. Chúng chuyển hẳn trọng tâm về khu 7 và khu 2 với mức độ và thủ đoạn đánh phá rất ác liệt. Các đoàn tố cộng của địch đều có vũ trang, lính yểm trợ; mỗi đoàn 5-7 tên, có lúc lên đến 10-12 tên. Đêm đến, chúng bao vây quanh các làng, ập vào bắt những người nghi là cán bộ, du kích rồi đưa về nhà rông tra tấn, ép buộc khai báo cơ sở, cán bộ, kho tàng của ta. Ở khu 7, xã Yang Bắc và Ya Hội là những nơi bị địch tố cộng mạnh nhất. Làng Krông Hra lúc bấy giờ cũng bị đánh phá liên tục, đặc biệt là từ khi có sự phản bội của Đinh Kei-nguyên Ủy viên Ban cán sự khu 7. Sau khi đầu hàng địch, Đinh Kei đã liên tiếp chỉ điểm những cán bộ cách mạng chủ chốt (trong đó có ông Đinh Đây), khiến quân ta phải gánh chịu nhiều tổn thất.

Đến tận bây giờ, mỗi khi nhớ về sự hy sinh của người chú họ Đinh Đây vào tháng 7-1957, già Êu vẫn còn vẹn nguyên nỗi xót xa và căm phẫn. Già Êu kể: Tôi còn nhớ sau bữa cơm tối, tôi cùng gia đình chú Đây chuẩn bị giã thêm gạo tiếp tế cho cán bộ trên rừng thì địch ập vào vây bắt cả nhà, đưa đến nhà rông. Tên Hảo-Trưởng đoàn tố cộng-ra hiệu lính cởi trói cho chú Đây rồi lấy giọng ngọt ngào mời lên nhà rông hút thuốc. Chú từ chối, bảo dân làng không quen hút xì gà của Tây, chỉ biết hút ống điếu. Thế là tên Hảo cười lớn và bảo: “Đừng tưởng chúng tôi là lính Pháp, chúng tôi là lính cụ Ngô, đến đây mời những cán bộ trước làm việc cho Việt Minh, nay tiếp tục làm việc cho quốc gia có lãnh lương hàng tháng”.

Chú Đây giả vờ sợ sệt, đáp lại rằng làng này không ai theo Việt Minh vì ở gần đồn, Việt Minh chẳng dám đến. Qua nhiều ngày dỗ ngọt vẫn chỉ nhận được câu trả lời ấy, tên Hảo không kiên nhẫn được nữa mới cho lính dẫn tên Kei vào. Vừa thấy Kei, chú Đây trợn mắt nhìn hắn để trấn áp tinh thần nhưng theo lệnh của tên Hảo, Kei vẫn tiến tới nhận mặt, khai tên và chức vụ của chú Đây. Tức quá, chú Đây vừa chửi Kei là đồ phản bội dân tộc vừa lao tới định giết hắn nhưng bị lính canh khống chế, dùng báng súng đánh đến ngất xỉu.

Sự kiên trung, tinh thần bất khuất trước kẻ thù của người đảng viên Đinh Đây cùng tội ác của Mỹ-ngụy đã được ghi rõ trong cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai (1945-2005). Theo đó, ở trang 280 sách này có đoạn: “Đồng chí Đinh Đei, dân tộc Bahnar, Bí thư Chi bộ làng Krông Hra, Đảng ủy viên xã A1 (xã Yang Bắc) bị địch bắt tại làng, đánh đập dã man đến chết đi sống lại nhiều lần nhưng quyết không một lời khai báo. Kẻ địch tức tối đem đồng chí dìm xuống sông Ba rồi treo lên cây cao, thả cho rơi xuống đất hộc máu mồm song vẫn không lấy được một lời khai nào. Bất lực, kẻ địch đã hèn hạ đào hố sâu rồi chôn đứng đồng chí, lấp đất tận cổ, dùng chày nện xung quanh cho trào máu miệng đến chết. Trước khi chết, đồng chí còn ráng sức hô: “Bok Hồ arih ling lang!” (Bác Hồ muôn năm!). Đồng chí là tấm gương tiêu biểu nêu cao ý chí anh hùng của người đảng viên Cộng sản trong thời kỳ chống địch “tố cộng, diệt cộng”.

“Tôi vì biết hát phục vụ bọn ngụy theo yêu cầu nên được chúng thả ra trước khi chú Đây bị hành quyết vài ngày. Chứng kiến địch chôn sống chú, gia đình và dân làng lòng đầy xót xa, căm phẫn nhưng chỉ biết nuốt nước mắt vào trong, kìm nén đợi thời cơ. Sau khi địch rời đi, chúng tôi mới dám chôn cất chú cho đàng hoàng. Hai người con trai của chú Đây sau này cũng theo gương cha đi kháng chiến; trong đó, người con trai thứ 2 là Đinh Bri đã anh dũng hy sinh vào tháng 2-1968. Cha con họ là những người con anh hùng của làng Krông Hra đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho dân tộc. Chúng tôi không bao giờ quên ơn họ”-già Êu bày tỏ.

Nối dài “sợi chỉ đỏ”

Ngồi nghe chuyện kể từ bậc tiền bối của làng, khóe mắt anh Đinh Văn Việt-Phó Bí thư Chi bộ làng Krông Hra, người cháu nội duy nhất của liệt sĩ Đinh Đây-chốc chốc lại đỏ hoe. Với tay mở chiếc tủ gỗ, anh Việt chia sẻ: “Toàn bộ giấy tờ liên quan, những phần thưởng được Đảng và Nhà nước truy tặng cho ông nội đều được tôi cất giữ cẩn thận. Đó vừa là niềm tự hào cũng vừa là sự nhắc nhớ để chúng tôi tiếp tục sống sao cho xứng đáng với truyền thống cách mạng và sự hy sinh của cha ông mình”.

Anh Việt là kết tinh tình yêu giữa Đinh Krul-người con trai lớn của ông Đây và cô gái Bahnar xinh đẹp cùng làng Đinh Thị Drưp. Cũng như gia đình chồng, bà Drưp đã dành trọn thanh xuân và nhiệt huyết của tuổi trẻ cho hoạt động cách mạng, góp sức cùng quân và dân khu 7 đánh đuổi Mỹ-ngụy, giải phóng quê hương. Có lẽ vì mang trong mình dòng máu của những người kiên trung, sẵn sàng xả thân vì nước nên anh Việt luôn tích cực góp sức trẻ trong mọi hoạt động của làng nói riêng và địa phương nói chung.

Anh Đinh Văn Việt luôn nhắc nhở các con phải học tập thật tốt để xứng đáng với truyền thống cách mạng của cha ông. Ảnh: H.T

Anh Đinh Văn Việt luôn nhắc nhở các con phải học tập thật tốt để xứng đáng với truyền thống cách mạng của cha ông. Ảnh: H.T

Năm 2014, anh Việt được tín nhiệm làm Bí thư Chi Đoàn làng Krông Hra và thành công dẫn dắt, tập hợp thanh niên tham gia các phong trào thi đua yêu nước, chung tay giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, xóa bỏ tập tục lạc hậu và xây dựng buôn làng no ấm. Năm 2018, anh vinh dự được kết nạp vào Đảng và tiếp tục làm tốt vai trò “thủ lĩnh” của tuổi trẻ làng Krông Hra. “Bước ngoặt lớn của cuộc đời tôi là tiếp tục được cấp trên và dân làng tin tưởng bầu giữ chức Phó Bí thư Chi bộ làng vào năm 2022. Trên cương vị mới, tôi biết mình phải cố gắng rất nhiều để không phụ sự kỳ vọng của cấp ủy và bà con dân làng”-anh Việt kiên định.

Trong gian nhà sàn nhỏ, bức ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được anh Việt treo trang trọng ở phía trên; cạnh đó là nhiều bằng khen, giấy khen do các cấp, ngành trao tặng. Ông Đinh Thuân-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Krông Hra-nhận xét: Đồng chí Đinh Văn Việt là một trong những người uy tín của làng, có nhiều đóng góp cho địa phương, được cấp trên tin tưởng, dân làng quý mến.

Vừa qua, anh đã dẫn đầu đoàn nghệ nhân của làng cùng với tỉnh tham gia chương trình nghệ thuật cồng chiêng “Ngẫu hứng đại ngàn” trong khuôn khổ lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023. Có ông nội, chú và cậu là liệt sĩ, cha mẹ cũng là người có công với cách mạng, Việt luôn lấy đó làm động lực để cố gắng rèn luyện và trưởng thành. Bản thân tôi cũng sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành cùng Việt để xây dựng làng Krông Hra ngày càng phát triển, xứng đáng với sự hy sinh to lớn của các thế hệ đi trước, trong đó có ông Đinh Đây-Bí thư chi bộ đầu tiên của làng.

Anh Đinh Văn Việt cùng người dân làng Krông Hra tập luyện cồng chiêng, múa xoang tại nhà rông của làng để giữ gìn văn hóa truyền thống. Ảnh: Hồng Thi

Anh Đinh Văn Việt cùng người dân làng Krông Hra tập luyện cồng chiêng, múa xoang tại nhà rông của làng để giữ gìn văn hóa truyền thống. Ảnh: Hồng Thi

*

Trời ngả về chiều. Trong cơn gió se sắt lạnh ngày cuối năm, anh Việt đến Nhà bia ghi tên liệt sĩ xã Yang Bắc để thắp nén hương tưởng nhớ đến ông nội Đinh Đây, chú Đinh Bri cùng những người đã hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Một mùa xuân hòa bình nữa đang về trên cả nước với bao niềm tin và kỳ vọng. Trước anh linh ông nội và các liệt sĩ, anh Việt tự nhủ sẽ tiếp tục nối dài “sợi chỉ đỏ” truyền thống cách mạng, góp sức trẻ vào công cuộc xây dựng và kiến thiết quê hương.

Có thể bạn quan tâm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

(GLO)- Nhờ bám sát chủ trương, nhiệm vụ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cùng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đạt và vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục.

Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.
Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

(GLO)- Năm 2023, huyện Chư Prông đã hoàn thành và vượt 21/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để huyện đặt ra những mục tiêu phấn đấu trong năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.

Rừng-biển kết nối

Rừng-biển kết nối

(GLO)- Truyền thuyết kể rằng, khi Lạc Long Quân trở về biển, nhớ chồng, nàng Âu Cơ thường đứng trên núi cao hướng về Biển Đông gọi tên cha của các con.
Dạo rừng ngày xuân

Dạo rừng ngày xuân

(GLO)- 

Một chuyến về với rừng già trong dịp xuân này có lẽ sẽ là gợi ý hay dành cho những ai muốn tìm kiếm sự yên tĩnh gần như tuyệt đối từ khung cảnh xung quanh.

Đọc thơ trên đất Mỹ

Đọc thơ trên đất Mỹ

(GLO)- Năm 2000, tôi, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cùng nhà văn Tô Đức Chiêu được mời sang Mỹ giao lưu với các bạn cựu chiến binh tại Trung tâm William Joiner (Đại học Massachusetts, Boston).