Nhiếp ảnh gia Việt Nam đoạt giải vàng cuộc thi ảnh quốc tế TIFA

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiếp ảnh gia Phan Khánh đã đoạt giải vàng ở nội dung Con người/Văn hóa với tác phẩm “The Childrens Dancing With Gong” và giải bạc ở nội dung Quảng cáo/Lữ hành/Du lịch với tác phẩm “Drying Fish”.

Tác phẩm 'Drying Fish' (Phơi cá). (Ảnh: Phan Khánh)
Tác phẩm 'Drying Fish' (Phơi cá). (Ảnh: Phan Khánh)


Một nữ nhiếp ảnh gia Việt Nam vừa vinh dự giành hai giải cao, trong đó có một giải vàng, tại cuộc thi ảnh quốc tế Tokyo International Foto Awards (TIFA) năm 2020.

Ban tổ chức TIFA 2020 cho biết nhiếp ảnh gia Phan Khánh đã đoạt giải vàng ở nội dung Con người/Văn hóa với tác phẩm “The Childrens Dancing With Gong” (Những đứa trẻ nhảy múa với cồng chiêng), và giải bạc ở nội dung Quảng cáo/Lữ hành/Du lịch với tác phẩm “Drying Fish” (Phơi cá).

Tác phẩm “The Childrens Dancing With Gong” được chụp ngày 2/12/2018 tại một lễ hội của người dân tộc thiểu số Jrai ở tỉnh Gia Lai, trong khi tác phẩm “Drying Fish” được chụp ngày 26/7/2020 ở chợ cá Long Hải (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).

TIFA là một cuộc thi ảnh quốc tế khá uy tín. TIFA 2020 gồm 9 hạng mục là quảng cáo, kiến trúc, sách, xã luận, sự kiện, nghệ thuật, thiên nhiên, con người và khoa học.

Mỗi hạng mục lại được chia nhỏ thành nhiều nội dung khác nhau, chẳng hạn hạng mục “con người” có 7 nội dung gồm trẻ em, văn hóa, gia đình, phong cách sống, chân dung, chân dung bản thân, đám cưới.

 

 Tác phẩm “The Childrens Dancing With Gong” (Những đứa trẻ nhảy múa với cồng chiêng). (Ảnh: Phan Khánh)
Tác phẩm “The Childrens Dancing With Gong” (Những đứa trẻ nhảy múa với cồng chiêng). (Ảnh: Phan Khánh)


Trước đó, hồi năm ngoái, Bùi Huy Trang, một nhiếp ảnh gia khác của Việt Nam cũng đã đoạt giải vàng TIFA ở nội dung Sách/Tư liệu.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

Chuyện học trong một gia đình trí thức Jrai

(GLO)- Sinh ra trong một gia đình trí thức người Jrai ở thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), cô Kpă H’Nina-Giáo viên môn Tiếng Anh ở Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai) không chỉ được rèn giũa tinh thần ham học, mở mang kiến thức mà còn được thừa hưởng vẻ đẹp của cả bố và mẹ.

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

Sáng tạo văn học nghệ thuật: Hành trình không đơn độc

(GLO)- Mặc nhiên, việc sáng tạo văn học nghệ thuật luôn mang tính độc lập và tự giác cao độ của mỗi văn nghệ sĩ, nhưng hành trình ấy sẽ không đơn độc nếu có sự dìu dắt chân tình của người đi trước. Tại phố núi Pleiku, nhiều tác giả trẻ đã tìm được điểm tựa tinh thần đáng quý như thế.