Nhiệm vụ có tính chiến lược

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gia Lai là tỉnh miền núi, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, nhưng chất lượng nông sản còn thấp và ngành công nghiệp chế biến nông sản vẫn còn ì ạch...
Chất lượng đầu ra còn hạn chế
Do có sự đầu tư chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa nên từ lâu tỉnh đã hình thành được các vùng sản xuất cây trồng tập trung, phát triển với quy mô khá nhanh từ 140 ngàn ha năm 2000 lên gần 200 ngàn ha vào năm 2009. Các vùng sản xuất cây lương thực, thực phẩm như: Bắp lai, mì, lúa nước quy mô ngày càng mở rộng. Sản lượng một số cây trồng liên tục tăng cao: Lúa nước 125.000 tấn, bắp 16.650 tấn, khoai lang 4.600 tấn, chè các loại 1.100 tấn, đường kết tinh 85.000 tấn, tinh bột mì 58.500 tấn, điều chế biến 3.000 tấn, mủ cao su và cà phê hàng trăm ngàn tấn mỗi loại... Cùng với đó, bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh và tạo được ưu thế ở thị trường trong nước với nhiều mặt hàng giá trị kinh tế cao phục vụ xuất khẩu. Diện tích cây lương thực có hạt tăng từ 83 ngàn ha năm 2000 lên trên 120 ngàn ha năm 2009, sản lượng lương thực tăng nhanh nhờ chuyển đổi giống cây trồng, giúp nâng cao năng suất, sản lượng.
Ảnh: Thành Long
Ảnh: Thành Long
Nhiều loại cây trồng phù hợp điều kiện đất đai thổ nhưỡng, khí hậu đã tạo ra một khối lượng sản phẩm rất lớn, ổn định. Thế nhưng nhiều năm qua, ngành công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh cứ mãi ì ạch. Toàn tỉnh hiện có 8 nhà máy chế biến mủ cao su crếp công suất 50 ngàn tấn/năm, trên 60 cơ sở chế biến cà phê, 2 nhà máy đường ở An Khê và Ayun Pa công suất trên 4 ngàn tấn mía cây/ngày, 4 nhà máy tinh bột mì công suất 70 ngàn tấn/năm, 1 nhà máy chế biến tiêu sạch công suất 5 ngàn tấn/năm, một nhà máy cán bông công suất 15 ngàn tấn/năm, 2 nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu công suất 2.500 tấn/năm, 3 nhà máy chế biến chè công suất 80 tấn/năm. Các cơ sở chế biến này chỉ một ít là đi vào tinh chế, còn hầu hết đều là sơ chế. Vì vậy, chất lượng sản phẩm không cao, sự đa dạng của sản phẩm bị hạn chế, cuối cùng là giá trị sản phẩm làm ra không được nâng lên.

Công bằng nhìn nhận, nông sản làm ra, chất lượng và giá trị còn khá khiêm tốn. Nguyên nhân là công tác quy hoạch đầu tư, sản xuất và chế biến còn có chỗ chưa hợp lý, cơ cấu cây trồng chậm chuyển đổi theo hướng tích cực, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất còn nhiều hạn chế, sản xuất hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa tuy có phát triển nhưng nhìn chung còn chậm. Việc lồng ghép các chương trình, mục tiêu quốc gia, đầu tư phát triển, chính sách hỗ trợ của Trung ương đem lại hiệu quả chưa cao, ít đầu tư trực tiếp để hướng dẫn sản xuất, nâng cao chất lượng và tiêu thụ sản phẩm ổn định...
Tiếp tục đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản
Những năm qua, tỉnh đã đề nghị Trung ương có chính sách chống hạn cho khu vực Tây Nguyên-Gia Lai, đầu tư vốn để Gia Lai xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ và vừa ở vùng sâu, vùng xa để cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Đầu tư xây dựng hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, thủy lợi ở nông thôn để phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tỉnh cũng đề nghị Trung ương có cơ chế chính sách ưu đãi khuyến khích các nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy chế biến nông sản, đầu tư vốn cho nông dân sản xuất, làm gia tăng giá trị sản phẩm. Nhà nước cũng cần hỗ trợ thêm vốn khi có các dự án phát triển sản xuất. Tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân, cung cấp thông tin thị trường giá cả, định hướng cho nông dân cả về sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Có chính sách bảo hiểm, bao tiêu sản phẩm theo Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là khi có thiên tai dịch bệnh. Đồng thời phát triển mạnh công nghiệp chế biến, ngành nghề dịch vụ nông thôn, thu hút lao động tại chỗ.
Về phần mình, trong 3 lần tổ chức hội nghị kêu gọi đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư chiếm số lượng lớn là các dự án chế biến nông sản. Cam kết, hứa hẹn nhiều nhất cũng là các dự án chế biến nông sản. Và trên thực tế, tỉnh đã dành nhiều khuyến khích ưu đãi, quan tâm thiết thực đến các nhà đầu tư. Thế nhưng sau nhiều năm liền, kết quả mang lại vẫn chưa như mong muốn. Có rất ít nhà đầu tư tìm Gia Lai để thực hiện các dự án mà tỉnh thiết tha mời gọi.
Vì sao một tỉnh làm ra nhiều nông sản, trong đó có những nông sản thế mạnh so với cả nước nhưng lại không có một thương hiệu chế biến tên tuổi nào? Một số cơ sở chế biến sau một thời gian thử nghiệm đã phải “an phận” rời cuộc chơi hay buộc phải “đóng cửa”, như trường hợp của sản phẩm cà phê hòa tan Hương Bình. Cà phê Thu Hà cũng có không ít tham vọng “bành trướng” nhưng cho đến nay cũng chỉ tiêu thụ lòng vòng quanh tỉnh, cùng với khoảng chưa được một trăm nhà rang xay khác. Một thương hiệu cà phê rang xay đủ sức cạnh tranh cỡ Nescafe, Trung Nguyên hay Mê Trang chưa có doanh nghiệp nào của tỉnh ta gầy dựng và phát triển được. Nhưng có lẽ đau đầu nhất là hàng trăm ngàn tấn bắp, đậu, mì, khoai lang do chế biến thô nên bị hư hỏng, ẩm mốc, thất thoát. Nếu khối lượng nông sản này vừa được nâng cao chất lượng trong quá trình sản xuất vừa được đảm bảo chất lượng sau thu hoạch, vừa được chế biến thành nhiều sản phẩm giá trị thì giá trị mang lại của nó rất lớn. Tiếp tục đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản là giải pháp căn cơ đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn hiện nay.
Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm