Nhãn tươi Việt Nam được phép xuất khẩu sang Nhật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhãn là trái cây thứ 4 của Việt Nam được xuất khẩu dạng quả tươi vào Nhật Bản sau xoài, thanh long và vải thiều.
Ngày 24-11, ông Hoàng Trung-Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết trong ngày 23-11, đơn vị đã nhận được văn bản của Bộ Nông lâm thủy sản Nhật Bản thông báo về việc đồng ý cho phép nhập khẩu quả nhãn tươi của Việt Nam vào thị trường này. Cũng theo ông Hoàng Trung, nhãn là trái cây thứ 4 của Việt Nam được xuất khẩu dạng quả tươi vào Nhật Bản sau xoài, thanh long và vải thiều.
Theo đó, Nhật Bản đã chủ động cử đoàn chuyên gia và đang có mặt tại TP.HCM trực tiếp kiểm tra một số vùng trồng và cơ sở đóng gói nhãn tươi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.
,,,,,nn

Nhãn tươi Việt Nam được phép xuất khẩu sang Nhật. Ảnh: Trần Nguyễn

Theo yêu cầu của Nhật Bản, nhãn tươi Việt Nam xuất sang thị trường này phải xử lý lạnh trong điều kiện 1,3 độ C và có thời gian bảo quản tối thiểu 13 ngày. Hiện tại ở Việt Nam có 3 cơ sở xử lý nhãn sấy lạnh, trong đó 2 cơ sở ở phía Nam và 1 cơ sở ở phía Bắc.
Từ năm 2016, Cục Bảo vệ thực vật đã gửi hồ sơ cho phía Nhật Bản với 2 loại quả là vải thiều và nhãn đề nghị xem xét cho phép nhập khẩu vào thị trường này. Sau khi đồng ý nhập khẩu vải thiều năm 2020, Nhật Bản tiếp tục xem xét hồ sơ đối với quả nhãn.
“Qua khảo sát thực tế các vùng trồng, các chuyên gia Nhật Bản rất hào hứng và thích ăn vải thiều, nhãn của Việt Nam. Đây là tín hiệu tốt đối với quả nhãn ở thị trường Nhật Bản", ông Trung chia sẻ.
Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam đang có trên 70.207 ha trồng nhãn, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm của cây nhãn với diện tích 24.913 ha, sản lượng 227.624 tấn lần lượt chiếm 31% diện tích và chiếm 40% sản lượng nhãn cả nước. Quả nhãn tươi Việt Nam hiện đang được xuất khẩu đến nhiều thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Úc.
L.H (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.