Nhận diện đúng "bệnh công thần"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người mắc "bệnh công thần" mà được đặt ở những vị trí cao, có chức quyền thì sẽ không thấy được bổn phận mà dễ nảy sinh tư tưởng hưởng thụ, vơ vét
Báo Người Lao Động gần đây đề cập đến "bệnh công thần" và nêu lên tác hại của nó đối với hoạt động của bộ máy hành chính và sự phát triển của đất nước.
Phải là người có chỗ dựa?
Vấn đề là cần nhận diện đúng "bệnh công thần", vì khi chẩn bệnh không đúng thì chưa thể đưa ra các giải pháp đúng để phòng chống.
Trước hết, phải khẳng định người bình thường, có vị trí thấp kém thì thường ít có ảnh hưởng lớn trong tất cả môi trường làm việc, và do vậy "bệnh công thần" ít khi xuất hiện ở số người này. Người mắc "bệnh công thần" phải là người có chỗ dựa (hiểu theo nghĩa không lành mạnh) và thường là xuất phát từ 2 loại người.
 
Một trong những biểu hiện của “bệnh công thần” là cậy mình có quyền thế mà làm trái quy định. Trong ảnh: Công trình nhà ở xây dựng sai phép của ông Đinh Tiến Văn, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: ĐÌNH THI
Loại thứ nhất là do có tài năng, có công lớn với cơ quan đơn vị hay với quốc gia, có chức có quyền rồi dựa vào đó để gây áp lực, thậm chí là đòi hỏi quá đáng về những quyền lợi, đãi ngộ. Khi đòi hỏi không được thì họ thường tìm cách kiện cáo, gây mất đoàn kết nội bộ. Trường hợp một vị giám đốc ở TP Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), một nguyên chánh thanh tra xây dựng quận 10 (TP HCM), một phó chủ tịch HĐND quận Thủ Đức (TP HCM) vừa qua ngang nhiên vi phạm nghiêm trọng trong pháp luật về xây dựng, rồi hàng loạt con em cán bộ ở Hà Giang được nâng điểm... đều là những biểu hiện thực tế của "bệnh công thần" và dư luận đã kịch liệt lên tiếng phản đối.
Người có tài năng thực sự hoặc có công lớn nhưng không mắc "bệnh công thần" thì họ thường rất khiêm tốn, ít khi nói về thành tích và sự cống hiến của mình mà chỉ xem đấy là trách nhiệm, bổn phận, thậm chí có người từ chối cả những quyền lợi mà họ xứng đáng được hưởng và chế độ chính sách cũng cho phép họ được hưởng.
Loại thứ 2 là "con ông cháu cha", tức là nói đến diện con em cháu chắt của những người có chức quyền, vai vế lớn. Thực ra, được làm "con ông cháu cha" thì rất đáng tự hào vì ông cha mình phải nỗ lực cống hiến thế nào thì mới nhận được sự đãi ngộ, mới được Đảng và nhà nước ghi nhận công lao, bố trí cân nhắc ở những vị trí cao. Cho nên, là "con ông cháu cha" nhưng không thuộc loại mắc "bệnh công thần" thì người ta sẽ thấy truyền thống gia đình để từ đó mà nỗ lực phấn đấu vươn lên, làm sao cho xứng đáng và phát huy được truyền thống của gia đình.
Ngược lại, đã "con ông cháu cha" mà còn mắc "bệnh công thần", nếu còn được cất nhắc vào làm việc ở một cơ quan đơn vị nào đó thì họ sẽ dựa vào cái thế chẳng ai dám làm gì mình rồi không coi ai ra gì, kể cả lãnh đạo đơn vị; ít chịu rèn luyện; chấp hành kỷ luật không nghiêm; làm việc qua quýt song lương đến kỳ vẫn nhận đủ, chức tước cứ thế mà lên, thậm chí lên rất nhanh.
Người mắc "bệnh công thần" mà có chức có quyền thì sẽ không thấy được bổn phận và nghĩa vụ của mình mà dễ nảy sinh tư tưởng hưởng thụ, vơ vét. Nếu làm các công việc có tiếp xúc với công dân hay doanh nghiệp thì sẽ có tư tưởng ban phát kiểu "xin - cho" nên sẽ "hành là chính" để đòi hỏi phải có này kia, phải "lót tay" thì mới được việc.
Ngăn ngừa là tốt
Nhưng nếu nói để trong bộ máy của cơ quan, đơn vị không có người mắc "bệnh công thần" thì tốt nhất là đừng tuyển dụng họ, ví dụ đừng đưa "con ông cháu cha" vào bộ máy thì lại rất lý thuyết.
Bởi sàng lọc để ngăn ngừa là tốt nhưng điều quan trọng hơn đó là môi trường làm việc có tạo điều kiện cho "bệnh công thần" có "đất sống" hay không mới là quan trọng. Cha ông có cống hiến tốt ở một ngành nghề và trưởng thành, nếu truyền được cảm hứng cho con cháu họ cũng yêu nghề như mình, cũng tận tâm cống hiến, đặc biệt với những nghề khó khăn gian khổ thì rất nên tạo điều kiện cho con cháu họ được cống hiến.
Có người vốn rất lười biếng, yếu kém năng lực... nhưng khi ở trong một môi trường làm việc quy củ, nền nếp và từ lãnh đạo cho đến trưởng các bộ phận đều tận tình chỉ bảo, hướng cho họ nhận thức rõ vấn đề thì họ sẽ hòa nhập, cùng chung sức cống hiến. 
Dễ nảy sinh khi cơ chế kiểm soát lỏng lẻo

Thực tiễn công tác cán bộ cho thấy không thể nói trước người nào nếu đưa vào bộ máy thì sẽ "công thần", nhũng nhiễu, tham nhũng... mà điều đó chỉ dễ nảy sinh ở những nơi cơ chế kiểm soát lỏng lẻo và không được giáo dục đến nơi đến chốn. Thêm nữa, nếu biết kỷ luật của đơn vị cũng như pháp luật sẽ nghiêm minh "bất vị thân" thì không ai dám ngang nhiên tiêu cực, nhũng nhiễu, vi phạm pháp luật trắng trợn.

Công Tâm (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...