Nhàn đàm: Ánh trăng xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đến bây giờ, tôi vẫn cứ nhớ về cái màu xanh dịu kỳ lạ của ánh trăng những đêm ấy. Treo lơ lửng đầu hôm, rồi dần về phía tây lúc rạng sáng. Đó là khi mặt trời phía đông chưa hừng lên, một vầng mây hồng xếp hình vảy nến và lẫn trên đó là một “lát bánh” xanh long lanh hình khuyết: trăng treo đỉnh non tây. Sau này, có một thứ tôi hay ngầm ví von, nó như những lát thạch khoanh gần tròn ăn trong ngày nắng. Màu trăng y như vậy, cứ săm soi liên tưởng, cứ sợ vụn vỡ, để rồi mơ tưởng ngày thơ mỗi khi lùa đàn bò lúc tinh mơ.

Đồi xanh ướt sương, bàn chân giẫm lên cỏ mượt lành lạnh. Hoa trái quanh bước tôi đi, toàn cỏ cây hoang dại. Thảng hoặc lại gặp một bụi gai, lại né mình lách qua trên con đường mòn. Nhưng lũ bò thích lắm, cứ xông bừa qua. Ấy là lúc chúng được gãi đã ngứa sau một đêm chiếc đuôi hay đôi tai dù ve vẩy mãi chẳng thể nào làm xong “nhiệm vụ” đuổi hết lũ ruồi muỗi cứ len vào đám lông chích thỏa thích.

Cái thú cầm chiếc roi tre ve vẩy “lùa bò trong sương” lạ lắm, như mấy câu trong bài thơ của thi sĩ A Khuê “Lùa đàn bò say, nghêu ngao trong sương, đời qua ngọn gió, cát bụi muôn phương...”. Khi đất trời giao hòa, trăng chênh chao vắt qua lũy tre. Tiếng vài con gà rừng te te gáy, hương của các loài hoa dại cứ đánh thức tai mũi. Mắt hướng về phía trời xa, lặng lẽ một mình. Nhưng không bao giờ cảm nhận cô độc!

Tuổi ấu thơ trôi đi. Có vài người bạn ở tận xứ núi đồi, đôi khi tôi về thăm. Xe trôi trong sương ngược hướng lên đường 9, Lao Bảo, Khe Sanh buổi sáng. Khi trở lại thành phố Đông Hà, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị, nhìn qua lớp kính lại thấy những vệt sương chiều mờ đục đậu vào. Tôi thường hay nói đùa, mấy tay ở núi ở rừng là chiêm nghiệm triết luận ghê lắm. Nói điều gì là như vắt ra từ đá. Từ tốn, nhẩn nha mà thâm trầm. Ít nói mà như đá liệng vỡ ra từ mảnh núi nào, lăn xuống giữa bàn đánh cộc một tiếng. Ngẩn ngơ cả đám!

Cũng tại vì sớm chiều với sương núi, trăng xanh lành lạnh. Cũng bởi vì rả rích mưa rừng buôn buốt gió lùa qua đêm đêm, mang theo bao tiếng tự trầm tích triệu năm.

Rất khác với tính người miệt sông biển, đồng bằng. Ào ào đến, ào ào đi. Ngàn con sóng vẫy vùng xô cuốn lớp này đến lớp khác hay dìu dịu gió chiều lướt qua vạt lúa uốn câu. Nắng hay mưa cũng phơi phới giữa miên man, khác với len lách rừng cheo leo núi. Chân người miền cao đặt vào đâu cũng như miệng nói, gì, lúc nào, ở đâu. Cái tính người có lẽ quy định mỗi miệt sống và hoàn cảnh sống. Ngặt nỗi, đất nước có dãy Trường Sơn trùng trùng điệp điệp, dài quá. Có nơi, núi sát ra đồng. Có nơi núi lấn ra biển. Vì thế, đôi khi ngồi thuyền thúng trên vịnh Lăng Cô mà thấy ánh trăng xanh lạc loài và nghe mưa rừng nỉ non trên lá ở bên vách núi nhoài ra.

Cho nên, nhiều nơi bạn bè, dân cùng một tỉnh mà có khi ba lớp tính cách: núi rừng, đồng bằng biển khơi và xen giữa hai tính cách ấy. Giao thoa kiểu ấy là nét lạ lùng!

Bởi vậy như ở quê nhà của tôi, trăng mỗi mùa 12 tháng âm lịch. Đầu hôm đến nửa đêm có vẻ như trăng ấm. Qua ngày mới chếch phía đầu non hóa thành trăng lạnh.

Nhưng cũng chỉ một vầng trăng ấy thôi!

 

Theo TRẦN THANH BÌNH (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.