Nhạc sĩ Thụy Kha - 27 năm "mài chữ" với văn nghệ sĩ Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

27 năm “mài chữ”, nhạc sĩ Thụy Kha đã cho ra mắt được tuyển tập 13 cuốn sách hiếm có về văn nghệ sĩ Việt Nam thế kỷ XX.

 

Nhà văn, nhà thơ, nhà báo tự do, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha.
Nhà văn, nhà thơ, nhà báo tự do, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu phê bình âm nhạc Nguyễn Thụy Kha.



Trong suốt 27 năm hoạt động với vai trò nhà thơ, nhà văn, nhà báo tự do, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu phê bình âm nhạc, Nguyễn Thụy Kha vẫn bị bạn bè chê trách là “thằng áo gấm đi đêm”. Viết nhiều, sáng tác nhiều nhưng ít người có thể nhớ được những tác phẩm của ông, hoặc chỉ biết một cách rời rạc.

Thế nên, để đến bây giờ, Thụy Kha mới một lần được “Áo gấm đi ngày” khi cho ra mắt bộ sách gồm 13 cuốn hiếm có về các văn nghệ sĩ Việt Nam thế kỷ XX.

Trong số này có 7 cuốn chân dung “Những danh tài âm nhạc Việt Nam” gồm Hoàng Việt, Nguyễn Thiện Đạo, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Huy Du, Nguyễn Xuân Khoát, Văn Cao. Bên cạnh đó là các quyển: "Thế kỷ âm nhạc Việt Nam: Một thời hòa bình", "Thế kỷ âm nhạc Việt Nam: Một thời đạn bom", "Nguyễn Văn Huyên - bản giao hưởng văn hóa", "Hàn Mặc Tử - thi sĩ đồng trinh", "Lời quê góp nhặt", "Thuở bình minh tân nhạc".

Chia sẻ trong buổi ra mắt bộ sách vào sáng 15/6 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, nhạc sĩ Thụy Kha cho biết: “Suốt 27 năm qua, vừa viết báo kiếm sống, vừa cặm cụi viết tiểu thuyết chân dung và làm thơ, tôi không nghĩ có một ngày lại phát hành được cùng lúc 13 cuốn sách. Vậy là công mài chữ của tôi đã được ghi nhận. Tất cả khó khăn của cuộc đời làm báo tự do mà tôi đã trải qua bỗng tan biến trong khoảnh khắc. Chỉ còn lại niềm vui được cống hiến tận cùng”.

Có người hỏi, Thụy Kha cho ra cùng lúc 13 cuốn sách có phải là muốn tạo ra một kỷ lục xuất bản? Song ông thẳng thắn nói rằng: “Nhiều người nói tôi chơi trội nhưng việc ra cùng lúc 13 cuốn sách không phải tôi mà do xã hội tôi thúc đẩy tôi. Nếu Nhà xuất bản không quyết định ra 13 cuốn sách cùng lúc thì tôi có chạy vạy hoặc bỏ tiền ra in cũng không được. Họ nhìn ra khả năng sách có thể tới tay bạn đọc nên mới làm”.


 

 Cuốn sách
Cuốn sách "Thế kỷ âm nhạc Việt Nam: Một thời hòa bình" của Thụy Kha.



Thụy Kha còn nói thêm rằng, với những cố gắng của mình, ông muốn gửi lại thế hệ sau một bộ tài liệu chân xác về những văn nghệ sĩ Việt Nam đã đau khổ, đã dâng hiến cho nền văn nghệ nước nhà đến hơi thở cuối cùng của họ.

Có mặt trong buổi giới thiệu sách của Thụy Kha có nhạc sĩ Văn Ký, nhạc sĩ Phạm Tuyên, nhà thơ Hữu Thỉnh, nhạc sĩ Hồng Đăng, đạo diễn Đặng Nhật Minh...

Nhạc sĩ Văn Ký hào hứng chia sẻ: “Bộ sách của Thụy Kha rất cần thiết cho thế hệ sau này, nếu không có những người như Thụy Kha, ít ai biết chúng tôi - những văn nghệ sĩ của thế kỷ XX đã hoạt động như thế nào. Anh có được tài năng của một người cầm bút với sự sâu sắc, toàn diện”.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng cho biết, bộ sách về văn nghệ sĩ gắn với những giai đoạn của lịch sử nước nhà, song cái nhìn của Thụy Kha rất khác biệt, vượt qua mọi định kiến của lịch sử để thêm vào đó những tình tiết, những suy nghĩ, tình cảm làm hoàn thiện thêm về văn nghệ sĩ trong thế kỷ XX.

Những lời phát biểu chân tình khiến Thụy Kha xúc động nghẹn ngào. Cảm xúc của nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ đẩy lên cao khi nói về truyền nhân của mình - ca sĩ Ngọc Châm. Sau Thụy Kha, Ngọc Châm sẽ kế tục ông để viết tiếp những trang sử về các văn nghệ sĩ.

 

Nhạc sĩ Thụy Kha và ca sĩ Ngọc Châm.
Nhạc sĩ Thụy Kha và ca sĩ Ngọc Châm.


Ca sĩ Ngọc Châm - người khởi xướng chuỗi chương trình “Vàng son một thuở” tôn vinh các nhạc sĩ có cống hiến trong âm nhạc - cho biết: “Tôi là người trẻ thuộc thế hệ nối tiếp đi tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Trong lúc bơ vơ tôi đã may mắn gặp nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha và được ông tư vấn rất nhiều. Bộ sách là một tài sản quý giá giúp cho tôi có thêm nhiều tư liệu, góc nhìn về các nhạc sĩ Việt Nam thế kỷ XX. Hy vọng 20 năm nữa tôi sẽ xứng đáng là truyền nhân của ông”.

Trong buổi ra mắt bộ sách 13 cuối, Ngọc Châm cùng các nghệ sĩ Đăng Dương, Lộc Vàng, Minh Thu, Kim Tiến, Quỳnh Hoa… cũng thể hiện các tiết mục âm nhạc, vinh danh những nhạc sĩ tên tuổi mà Nguyễn Thụy Kha đã vẽ chân dung trong các tác phẩm của mình.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.