Nhà thơ Mai Văn Phấn nhận giải Cikada của Thụy Điển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lễ trao giải Cikada cho nhà thơ Mai Văn Phấn đã được diễn ra tại Văn Miếu, Hà Nội vào tối 1-12.

Nhà thơ, tiến sĩ Lars Vargö, Chủ tịch Hội đồng giám khảo Giải thưởng văn học Cikada của Thụy Điển trao bằng chứng nhận cho nhà thơ Mai Văn Phấn.
Nhà thơ, tiến sĩ Lars Vargö, Chủ tịch Hội đồng giám khảo Giải thưởng văn học Cikada của Thụy Điển trao bằng chứng nhận cho nhà thơ Mai Văn Phấn.
Lễ trao giải thưởng văn chương Cikada được Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam tổ chức.
Cikada là giải thưởng được sáng lập từ năm 2004 nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Harry Martinson, nhà thơ từng đoạt giải Nobel Văn học người Thụy Điển năm 1974. 
Giải Cikada đã được trao cho 9 nhà thơ Đông Á trước đó. Nhà thơ Mai Văn Phấn (SN 1955) là nhà thơ thứ mười và cũng là nhà thơ thứ hai của Việt Nam được nhận giải này. 
Nhà thơ Mai Văn Phấn đã chứng tỏ thơ có thể giúp chúng ta hiểu cuộc sống và văn hoá của người khác như thế nào. Thông qua thơ, tiếng nói của một người có thể kể câu chuyện của nhiều người.
Giải thưởng Cikada trị giá 20.000 SEK và 1 tác phẩm gốm nghệ thuật do nghệ nhân gốm người Thụy Điển Gunilla Sundström thiết kế.
Vũ Toàn (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.