Nhà báo với vấn đề đạo đức nghề nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- L.T.S: Sáng 20-6-2014 Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo với chủ đề “Đạo đức nghề báo trong tác nghiệp xử lý nguồn thông tin”. Với sự tham gia của các nhà báo, hội viên đang công tác trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Báo Gia Lai giới thiệu toàn văn đề dẫn do nhà báo Lê Hoàng Trung-Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh trình bày trước hội thảo và một số nội dung tham luận đến bạn đọc.

Đạo đức nghề nghiệp được hiểu như là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội và những người trong nghề thừa nhận, quy định thành quan hệ của con người với con người trong một nghề và trong toàn xã hội theo một hệ tiêu chí riêng biệt. Mỗi xã hội, mỗi quốc gia, mỗi chế độ chính trị đều có hệ chuẩn cho hoạt động báo chí và có quan niệm khác nhau về đạo đức nghề báo. Đối với nghề báo, quan niệm về đạo đức cũng vẫn dựa trên đạo đức xã hội nói chung để phân biệt tốt-xấu, thiện-ác. Tuy nhiên trên thực tế giữa cái xấu và cái tốt của nghề báo hiện nay, những ý đồ không tốt của tác giả trong một bài báo thật khó phân định, mà cái cốt lõi vẫn là cái tâm nhà báo và tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng.

 

Ra Trường Sa tác nghiệp. Ảnh: Bích Nga
Ra Trường Sa tác nghiệp. Ảnh: Bích Nga

Hội Nhà báo Việt Nam đã đưa ra 9 điều quy định đạo đức báo chí Việt Nam, những quy định này là nhằm điều chỉnh hành vi của nhà báo, ngăn ngừa những hành vi không đúng đắn, nhưng không mang tính chất cưỡng chế mà chỉ mang tính tự giác trên cơ sở trách nhiệm, lương tâm và lòng tự trọng của nhà báo. Căn cứ vào những tiêu chuẩn đạo đức này và dựa vào tính chất của những hành vi, mỗi nhà báo sẽ phải biết tự điều chỉnh hành vi của mình trong hoạt động tác nghiệp. Quy ước đạo đức báo chí Việt Nam là văn bản pháp quy đối với nhà báo. Tuy nhiên văn bản đó hầu như chưa phát huy được vai trò của nó trong hoạt động thực tiễn. Các cơ sở đào tạo nghề báo cũng không quan tâm mấy đến vấn đề đạo đức, có nơi đưa vào giáo trình giảng dạy, có nơi chỉ coi như một phần của chương trình ngoại khóa.

Trong xã hội chúng ta ngày nay, nhà báo là người cầm nắm và xử lý thông tin, sản phẩm thông tin sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống con người và xã hội. Hơn bao giờ hết vấn đề đạo đức nhà báo được đặt ra một cách cấp thiết nhất. Nhà báo chỉ cần sơ suất là có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với đời sống, sự nghiệp một cá nhân hoặc một cộng đồng xã hội. Do đó, ngoài những tiêu chuẩn, nguyên tắc về đạo đức, cái tâm nhà báo sẽ là cội nguồn của vấn đề đạo đức nghề báo. So với nhiều năm trước thì trong mấy năm gần đây, tình trạng vi phạm đạo đức nghề báo đang tăng lên. Ở Gia Lai hiện nay tình hình vi phạm quy định đạo đức nghề báo tuy chưa nghiêm trọng nhưng không phải là không có. Có nhà báo đã bị xóa tên khỏi danh sách hội viên, có người bị cơ quan báo chí kỷ luật. Dư luận thỉnh thoảng có râm ran một vài nhà báo lợi dụng nghề nghiệp tư lợi cá nhân, đe nẹt, dọa nạt người khác vì mục đích riêng tư…

Báo chí ngày càng phát triển và có tác động to lớn đến đời sống xã hội, vấn đề đạo đức nghề báo cần được thực hiện một cách nghiêm túc và có tính chuyên nghiệp hơn. Trong cuốn “Cẩm nang viết tin” Peter Eng và Jeff Hodson đã nêu ra những quy tắc đạo đức nghề nghiệp như: Nhà báo giỏi chỉ phục vụ lợi ích của công chúng. Đừng dùng nghề nghiệp của mình để làm lợi cho cá nhân. Đừng dùng thông tin và từ nguồn tin của mình để kiếm tiền. Đừng dây dưa vào quan hệ làm ăn với nguồn tin và đừng để mình bị sử dụng cho lợi ích của những nhóm chính trị hay xã hội nào đó. Đừng kiếm tiền, quà hay sự giúp đỡ của những người khác, kể cả các quan chức Chính phủ, các chính trị gia và các thương nhân. Nhiều người trong số họ sẽ bảo rằng họ cho bạn những thứ này chỉ là vì tốt với bạn, nhưng thực ra họ đang gây ảnh hưởng với những loại tin-bài mà bạn viết. Họ đang hối lộ. Trong những tình huống như thế, bạn phải tự cân nhắc nên làm gì? Tuy nhiên, điều quan trọng là phải luôn phấn đấu để đạt được điều lý tưởng nhất: sự độc lập. Đừng nghĩ rằng quà hối lộ là một phần thu nhập bình thường. Chi hội Nhà báo Sài Gòn Tiếp thị đã kiến nghị Ban Biên tập báo ban hành quy định xác lập các hành vi bị cấm đối với các nhà báo Sài Gòn Tiếp thị. Bên cạnh các hành vi mà pháp luật, Điều lệ Hội Nhà báo và quy định đạo đức nhà báo không cho phép, các hành vi thỏa thuận, nhận thù lao để đưa thông tin theo đơn đặt hàng, khai thác lợi thế nhà báo cộng tác làm ngoài giờ… phục vụ lợi ích của riêng doanh nghiệp, tổ chức các sự kiện, tổ chức hoạt động P.R. cho doanh nghiệp… là những hành vi bị cấm thực hiện đối với các nhà báo Sài Gòn Tiếp thị.

 

Ảnh: Bích Nga
Ảnh: Bích Nga

Làm thế nào để nhà báo giữ được tính khách quan trong khi đưa tin, làm thế nào để nhà báo giữ được tư cách, lòng tự trọng, vị trí xã hội của mình là câu hỏi thường trực khi hoạt động tác nghiệp không chỉ của nhà báo mà cả lãnh đạo cơ quan báo chí. Trong bối cảnh hiện nay, trong mối giao tiếp với nhà báo “phong bì” là chuyện bình thường nếu người đưa phong bì coi đó là khoản tiền xăng cho nhà báo. Nhưng nó sẽ không bình thường khi người ta đưa phong bì với những ý đồ muốn điều khiển nhà báo theo những lợi ích riêng. Lúc này nhà báo nhận phong bì sẽ trở thành công cụ của người khác và tự hạ thấp mình.

Vấn đề phong bì nhà báo không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà đó cũng là tình trạng phổ biến của nhiều nước trên thế giới. Cách đây 3 năm, một khảo sát toàn cầu phối hợp giữa nhiều trường đại học và viện nghiên cứu (trong đó có Ngân hàng Thế giới, Mạng Báo chí quốc tế, Viện Quan hệ công chúng Hoa Kỳ…) đã xếp hạng mức độ trong sạch của báo chí thế giới, với Phần Lan nằm đầu bảng trong 66 quốc gia và Trung Quốc cùng một số nước châu Á nằm gần cuối bảng. Làng báo Trung Quốc chẳng lạ gì “văn hóa lì xì”. Theo kết quả khảo sát, “lì xì” chiếm trung bình 21% thu nhập của phóng viên và tiền hối lộ có thể chiếm 1/4 hoặc 1/3 thu nhập của tòa soạn (phóng viên đi “tác nghiệp” nhận lì xì phải chia chác lại cho các vị trưởng phòng ban trực tiếp điều hành).

Những trình bày trên là để đi đến một vấn đề là cái ranh giới giữa đạo đức và không đạo đức của nghề báo thật mong manh. Vì vậy nhà báo cần tự giữ mình là chính với thái độ của người có trách nhiệm với cộng đồng và uy tín của bản thân, của cơ quan và tổ chức Hội nghề nghiệp của mình: Hội Nhà báo.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.