Nguy cơ có thêm 70.000 người Việt tử vong mỗi năm do thuốc lá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chi phí điều trị 5 nhóm bệnh là ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa-hô hấp trên, bệnh tắc nghẽn mạn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ tại Việt Nam chiếm khoảng 1% GDP (khoảng 67 nghìn tỷ đồng mỗi năm).
Một học sinh ngộ độc thuốc lá thế hệ mới điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Một học sinh ngộ độc thuốc lá thế hệ mới điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá (bởi sử dụng thuốc lá là nguyên nhân của 25 bệnh). Dự báo, đến năm 2030, sẽ tăng lên tới 70.000 người tử vong/năm nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện.

Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hương - Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị “Tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá,” do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) tổ chức ngày 23/11, tại Hà Nội.

Có thể phòng tránh được 280.000 ca tử vong sớm

Đại diện Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá phân tích thuốc lá là nguy cơ gây tử vong, bệnh tật và gây ra đói nghèo, tác hại môi trường, kinh tế-xã hội trên Thế giới. Các bệnh có nguyên nhân chính sử dụng từ thuốc lá như: Đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi… gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam thời gian qua.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên Thế giới có hơn 1 tỷ người hút thuốc, trong đó ở nam giới trưởng thành là 847 triệu, nữ giới trưởng thành là 153 triệu người; ở nhóm tuổi thanh thiếu niên từ 13 đến 15 tuổi là 24 triệu người. Trong hơn 8 triệu người tử vong hằng năm do thuốc lá có 7 triệu người do trực tiếp sử dụng thuốc lá và 1,2 triệu người không hút thuốc lá tử vong do hút thuốc thụ động; 1,4 nghìn tỷ USD chi phí mỗi năm chi phí chăm sóc sức khỏe cũng như giảm năng suất lao động do thuốc lá gây ra.

Đáng chú ý, chi phí điều trị 5 nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa-hô hấp trên, bệnh tắc nghẽn mạn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) tại Việt Nam chiếm khoảng 1% GDP, tương đương khoảng 67 nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hương - Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hương - Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Theo thống kê của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, sau 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (trên 15 tuổi) ở Việt Nam giảm từ 22,5% (năm 2015) xuống 21,7% (năm 2022), trong đó nam giới là từ 45,3% (năm 2015) xuống 42,3% (năm 2020).

Kết quả điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trên 15 tuổi tại 30 tỉnh, thành phố năm 2022-2023 cho thấy: Tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nam giới giảm từ 42,3% (năm 2020) xuống 38,9% (năm 2022). Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở lứa tuổi học sinh từ 13 đến 15 tuổi (2014-2022) giảm từ 3,5% (năm 2014) xuống 2,7% (năm 2022), trong đó nam giới giảm từ 6,3% xuống 4%.

Đối với hút thuốc lá thụ động (2015-2022), giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động với thuốc lá (hút thuốc thụ động) tại các địa điểm công cộng như: Tại nơi làm việc giảm từ 42,6%, xuống 23%; tại nhà giảm từ 59,9%, xuống 45,6%; tại nhà hàng giảm từ 80,7%, xuống 68%; tại quán bar/cà-phê/trà giảm từ 89,1%, xuống 54,3%.

Với kết quả nêu trên, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam có thể phòng tránh được 280.000 ca tử vong sớm vì các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Ước tính chi phí tiết kiệm được do giảm tỷ lệ bệnh tật do sử dụng thuốc lá gây ra trong giai đoạn 2015-2020 là 1.277 tỷ đồng/năm.

Đề xuất không thí điểm thuốc lá thế hệ mới

Việt Nam vẫn là một trong 15 nước có số nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc tỷ lệ hút thuốc lá còn cao và giảm chậm là do thuế thuốc lá của Việt Nam còn rất thấp; giá thuốc rẻ làm tăng khả năng tiếp cận và mua thuốc lá của thanh niên và người nghèo. Mặt khác, hiện trên thị trường xuất hiện các sản phẩm mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

Đáng lo ngại, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh 13 đến 15 tuổi theo giới tại Việt Nam (năm 2022) là 3,5% trong độ tuổi nêu trên sử dụng thuốc lá điện tử, trong đó nam giới là 4,3%, nữ giới là 2,8%. Tỷ lệ hút thuốc lá điện tử chung ở người trên 15 tuổi (năm 2020) tăng 18 lần so với (năm 2015) từ 0,2% lên 3,6%.

Tiến sỹ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai). (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Tiến sỹ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai). (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Tại Hội nghị, Tiến sỹ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) đã chia sẻ về những tác hại của thuốc lá điện tử và cập nhật tình hình các ca ngộ độc do sử dụng thuốc lá điện tử.

Theo bác sỹ Nguyên, tại Trung tâm chống độc hầu như tuần nào cũng tiếp nhận ca bệnh ngộ độc thuốc lá điện tử đến điều trị, đặc biệt ở độ tuổi còn trẻ.

Bằng những kiến thức từ kinh nghiệm chuyên môn và tổng hợp thực tế, bác sỹ Nguyên phân tích, thành phần hóa chất, ma túy của thuốc lá điện tử phức tạp hơn rất nhiều so với thuốc lá truyền thống. Cần sa tổng hợp đang và sẽ là nhóm ma túy lớn nhất, phức tạp nhất và thách thức nhất trong nhiều năm tới, trong đó, thuốc lá điện tử là môi trường tồn tại chính của ma túy cần sa tổng hợp.

Bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên đề xuất cần ngay lập tức cấm lưu hành thuốc lá điện tử ở Việt Nam, không thử nghiệm, không cần đánh giá, theo dõi.

Trước tình trạng gia tăng người trẻ trong việc sử dụng thuốc lá, đặc biệt là các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, Bộ Y tế đề xuất không cho phép thí điểm thuốc lá thế hệ mới, không để tình trạng thuốc lá thế hệ mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam dưới mọi hình thức bởi việc sử dụng trá hình sẽ rất khó kiểm soát.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được cập nhật tình hình hoạt động và một số vấn đề ưu tiên trong phòng chống tác hại của thuốc lá ở Việt Nam, làm rõ tác hại của thuốc lá điện tử và chỉ ra một số quan niệm sai lầm, sự thật và kinh nghiệm quốc tế trong kiểm soát các sản phẩm thuốc lá mới, khuyến cáo của WHO về quan điểm cấm các sản phẩm thuốc lá mới...

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.