Nguồn cảm hứng từ tấm gương cô giáo tiếng Anh không tay Lê Thị Thắm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cảm kích trước nghị lực của cô giáo Lê Thị Thắm - người sinh ra đã khuyết hai cánh tay, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa chỉ đạo tuyển dụng đặc cách cô giáo này vào trường công lập.
Đã 3 năm nay, cứ vào dịp hè, em Lê Thị Thắm lại mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho những đứa trẻ nghèo trong xóm. Ảnh: Quách Du

Đã 3 năm nay, cứ vào dịp hè, em Lê Thị Thắm lại mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho những đứa trẻ nghèo trong xóm. Ảnh: Quách Du

Sáng 9.6, tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi thi đua ái quốc" (11.6.1948 - 11.6.2023), tại buổi lễ đã xuất hiện nhân vật đặc biệt Lê Thị Thắm với bài tham luận gây xúc động lòng người.

Lê Thị Thắm được thầy Nguyễn Mạnh An - Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức - đặc cách vào khoa Sư phạm tiếng Anh, hệ đại học. Dù được nhà trường đặc cách nhưng cháu vẫn đăng ký dự thi và đã trúng tuyển.

Ý chí, bản lĩnh, không muốn mình trở thành gánh nặng của ai, Lê Thị Thắm nỗ lực làm việc có ích cho đời.

Bốn năm trước, ngày 11.8.2019, Báo Lao Động có bài "Cô sinh viên không có 2 tay mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em", bạn đọc xúc động trước tấm gương nghị lực tuyệt vời và tấm lòng nhân ái của cô sinh viên không tay - đó là Lê Thị Thắm.

Lúc đó, Thắm 21 tuổi, nhưng em chỉ nặng 21kg. Không có 2 cánh tay từ khi lọt lòng, Thắm còn mang rất nhiều căn bệnh. Cột sống của em bị cong vẹo, ruột bị tắc, gai khớp háng, suy nhược cơ thể nặng.

Nghèo, bệnh tật, tàn tật, nhưng vẫn mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho trẻ em trong xóm để giúp cho các em tiến bộ trong học tập. Không phải một vài hôm, mà thường xuyên, kéo dài nhiều năm. Thắm không đầu hàng trước số phận mà thay đổi số phận của mình. Chưa hết, Thắm còn muốn truyền cảm hứng, chữ nghĩa, để giúp cho những trẻ nhỏ khác cùng thay đổi số phận bằng việc học, kiến thức, sự tiến bộ.

Đến nay, ước mơ trở thành một cô giáo mà Lê Thị Thắm ấp ủ bao nhiêu năm đã trở thành hiện thực. Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng đã chỉ đạo Huyện ủy Đông Sơn, Sở Nội vụ tỉnh và các đơn vị liên quan tuyển dụng Lê Thị Thắm làm giáo viên tại trường THCS hoặc Tiểu học ở xã Đông Thịnh hoặc xã Đông Yên ngay từ năm học tới.

Học tập, rèn luyện, kiên trì, đam mê, lạc quan, yêu cuộc sống, tất cả những phẩm chất đó đã giúp cho Lê Thị Thắm đạt được nguyện vọng và ước mơ của mình.

“Vì cháu nghĩ rằng, trước khi mặt trời mọc là khoảng thời gian tăm tối nhất. Bạn của tương lai đừng quên mình ở hiện tại. Cứ đi về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn. Bây giờ dù bạn đang đứng ở đâu cũng đừng quên rằng bản thân bạn sẽ luôn tiến về phía trước”, những dòng tham luận của Lê Thị Thắm lay động mỗi người trong chúng ta, một cô gái nhỏ bé, không tay, vẫn nuôi dưỡng khát vọng cống hiến, vẫn mang niềm lạc quan tiến về phía trước.

Vậy thì các bạn trẻ có lý do gì để không học tập, không rèn luyện và không cống hiến?

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Chia sẻ đúng, hành động đúng

Vào thời điểm này, người dân cả nước đều hướng trái tim về miền Bắc. Mọi người đều mong muốn được chung tay sẻ chia cùng đồng bào đang hoạn nạn, nhưng chúng ta cũng nên hiểu và thực hiện đúng những quy định, nguyên tắc để có thể đảm bảo an toàn.
Trước thảm họa

Trước thảm họa

Làng Nủ-ở nơi rừng sâu, núi thẳm; sau cơn bão trở thành cái tên mang nhiều xót xa với đồng bào cả nước. Thảm họa từ thiên tai luôn là thách thức với nhân loại, nhiều khi nó vượt khỏi tầm dự phòng, quản trị.
Sau bão

Sau bão

Vậy là chiều tối qua, bão số 3 (YAGI) có cường độ mạnh nhất 30 năm trở lại đây đã đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh Bắc bộ nước ta.
Ý thức rõ trước thiên tai

Ý thức rõ trước thiên tai

Có thể nói, đến chiều qua, mọi công tác ứng phó với cơn bão số 3 gần như đã hoàn tất. Sự chủ động được phát đi từ trung ương, địa phương và cụ thể từng người dân trong vùng bị ảnh hưởng.