Người Việt đầu tiên lái máy bay chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở Sài Gòn trước đây có con đường mang tên Tổng Đốc Phương - một trong bốn đại hào phú miền Nam (nay là đường Châu Văn Liêm).

 Đỗ Hữu Vị- Ảnh: Tư liệu
Đỗ Hữu Vị- Ảnh: Tư liệu


Đỗ Hữu Vị, người con trai của Tổng đốc Phương, chính là một trong những người Việt Nam đầu tiên lái máy bay và ông đã chiến đấu trong Thế chiến thứ nhất.

Cách đây vài năm, nhân kỷ niệm 100 năm Thế chiến thứ nhất (1917 - 2017), truyền hình nước Pháp đã công bố các hình ảnh, tư liệu quý hiếm về binh lính Việt tham gia chiến trường này (lúc đó Nam kỳ là thuộc địa của Pháp), trong đó Đỗ Hữu Vị có nhiều hình ảnh được đưa lên.

Ông Vị xuất hiện nhiều lần, từ các tấm ảnh ông chụp chung với các sĩ quan Pháp ở trường đào tạo không quân đến cảnh ông ngồi lái máy bay, cưỡi ngựa...

Đỗ Hữu Vị là con trai thứ năm trong 11 người con của Tổng đốc Phương (tức Đỗ Hữu Phương, có quốc tịch Pháp). Ông này là một trong 4 “đại hào phú” của miền Nam hồi cuối thế kỷ thứ 19, đầu thế kỷ 20 qua câu thành ngữ “Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”. Ông Phương bỏ tiền ra mua cái hàm Tổng đốc từ người Pháp nên được gọi là Tổng đốc Phương (không có thực quyền như Tổng đốc của triều đình nhà Nguyễn).

Đỗ Hữu Vị sinh năm 1883 theo giấy tờ (có tài liệu cho rằng ông sinh năm 1881). Thuở nhỏ, ông Vị cùng các anh em trai của mình được cha cho theo học trường Tây. Sau đó, anh em ông tiếp tục sang Pháp học Trường Janson de Sailly, Paris.

21 tuổi, ông Vị học Trường Võ bị Saint-Cyr, trường đào tạo sĩ quan nổi tiếng của nước Pháp. Tướng Philippe Leclerc de Hauteclocque - Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp tại Đông Dương, cũng từng theo học tại trường.

Năm 1906, Đỗ Hữu Vị ra trường với quân hàm thiếu úy trong Quân đoàn lê dương số 1, tham chiến tại châu Phi.

 

Tem in ảnh Đỗ Hữu Vị phát hành ở Đông Dương - Ảnh: Tư liệu
Tem in ảnh Đỗ Hữu Vị phát hành ở Đông Dương - Ảnh: Tư liệu


Lái máy bay vòng quanh nước Pháp

Sau 4 năm chinh chiến, cuối năm 1910, ông Vị tiếp tục ghi danh vào Trường Quân sự lái máy bay (L’école militaire de pilotage).

Tốt nghiệp năm 1911, ông được cấp bằng lái máy bay của Aéroclub de France và thăng một cấp lên trung úy. Ông đã cùng người bạn phi công người Pháp Victo Ménard thực hiện bay chuyến bay vòng quanh nước Pháp đầu tiên trong lịch sử nền hàng không của nước này và đã được ghi vào sử sách.

Ở trong nước, tờ Nam Phong Tạp Chí số tháng 2 - 1920 cũng đã có bài viết rằng Đỗ Hữu Vị là phi công Việt Nam bay vòng quanh nước Pháp.

“Can đảm gấp đôi người thường”

Đỗ Hữu Vị thường được nhắc tới với sự can đảm khác thường.


Ông từng là phi công lái thử máy bay mới. Đây là công việc rất nguy hiểm. Trong một lần bay thử, chiếc Gaudron bị trục trặc và bị rơi, ông may mắn thoát chết. Tuy nhiên, ông vẫn gắn bó với những chiếc máy bay.

Năm 1914, Đỗ Hữu Vị trở lại Việt Nam. Ông là một trong những người Việt đầu tiên học vận hành loại thuyền lướt trên sông chạy bằng động cơ cánh quạt máy bay do Charles de Lambert chế tạo.


Đỗ Hữu Vị cũng là phi công Việt Nam duy nhất bay biểu diễn cùng các phi công nước ngoài ở Sài Gòn và Hà Nội. Ông tham gia CLB Hàng không đầu tiên do người Pháp thành lập ở Đông Dương.


Khi Thế chiến thứ nhất diễn ra ác liệt, Đỗ Hữu Vị cùng người anh là Đỗ Hữu Chấn sang Pháp để chiến đấu ngay tại chiến trường Pháp.


Sự dũng cảm của ông thể hiện qua câu nói mà người Pháp đã ghi lại: “Sự can đảm của tôi gấp đôi người thường vì tôi vừa là dân Pháp vừa là người Việt”.

(còn tiếp)
Theo HÀ ĐÌNH NGUYÊN (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Xuân thêm vẹn tròn

Xuân thêm vẹn tròn

Khi sắc xuân sắp chạm ngõ mọi hiên nhà, bước chân mưu sinh của những người lao động dường như càng thêm hối hả, vội vã trên khắp phố phường. Bởi để đón mùa Tết đầm ấm hơn, họ phải vun vén, dành dụm trong ngoài để có thể đong đầy lu gạo, chắt tràn lọ mắm, thêm củ dưa hành…

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Lệ Mật - làng 'cầm tinh' con rắn

Ở nước ta, không ít làng quê nuôi rắn hay chế biến thịt rắn. Nhưng với sự tích gắn với con rắn và cách chế biến các món ăn từ loài rắn thì làng Lệ Mật có nét độc đáo riêng không lẫn với bất kỳ đâu.

Bồi hồi mâm cỗ Tết xưa

Bồi hồi mâm cỗ Tết xưa

Món ăn trên mâm cỗ Tết bao giờ cũng hết sức cầu kỳ, tinh tế và chứa nhiều nội hàm sâu sắc. Nhưng cái ngon thật sự của cỗ Tết nằm ở hương vị của ký ức. Nếu chỉ cảm nhận bằng vị giác thôi thì chưa đủ…

Xuân về trên vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei

Xuân về trên vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, lớp lớp cháu con của vùng căn cứ cách mạng Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết một lòng, chung tay xây dựng quê hương. Vùng “đất lửa” Đak Sơ Mei một thời gian khó nay đã chuyển mình khởi sắc.

Tết giữa đại dương

Tết giữa đại dương

Trong khi người người, nhà nhà tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với gia đình, thì ở cảng cá Thọ Quang (TP. Đà Nẵng), các ngư dân miền Trung cũng đang tất bật chuẩn bị cho chuyến đi biển dài ngày và đón một cái Tết nữa giữa đại dương.

Thầy Nguyễn Quang Tưởng và cô RCom H’Ni (thứ 3 từ phải sang) tâm huyết với mô hình “Làng văn hóa dân tộc”. Ảnh: T.D

Người thầy làm “sống dậy” văn hóa dân tộc thiểu số trong trường học

(GLO)- Mong muốn xây dựng môi trường giáo dục đặc thù mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, năm 2023, thầy Nguyễn Quang Tưởng-Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã phục dựng thành công “Làng văn hóa dân tộc” trong khuôn viên trường học.

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.