Người vay nợ bị khủng bố đến mức phải tự sát thì còn gì pháp luật?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bọn cho vay nợ qua app truy cùng diệt tận nạn nhân, khiến cho người vay nợ phải tự tử để giải thoát. Đến thời này mà còn những thân phận bị cái ác hiếp đáp đến mức phải tìm đến cái chết thì pháp luật ở đâu?

 

Anh N.M.K (SN 1993, huyện Châu Thành, Cần Thơ) là giảng viên một trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang vừa qua đời vào ngày 10.5.2020.

Anh K uống thuốc tự tử vì vướng vào việc vay tiền qua app. Anh K từng tâm sự với người thân anh  nợ hơn 200 triệu đồng vay qua app. Các app đang truy bức đòi nợ liên tục, nên anh K không còn tâm trí làm việc và chỉ muốn chết để giải thoát.

Nhiều trường hợp vay nợ qua app, bị truy bức đến cùng đường, bài viết "Vay tiền qua app, bị truy bức đến đường cùng, nạn nhân kinh hãi tự tử" gây bức xúc trong dư luận.

Đã có nhiều trường hợp vay tiền, rồi bị bọn côn đồ đòi nợ thuê truy sát, bị tán gia bại sản, bị thương tật, thậm chí cùng quẫn tự vẫn. Thế nhưng, các tổ chức tội ác này vẫn tồn tại, vẫn hoành hành, vẫn gây tội ác.

Sau những hình thức cho vay thông thường, nay sinh ra vay qua app. Nạn nhân bị dính vào chiếc bẫy này là như dính vào vòi bạch tuộc, không lối thoát, càng vùng vẫy càng bị trói chặt.

Chị gái của nạn nhân K kể với phóng viên Lao Động: "K kể lại vào khoảng thời gian sau tết có vay 5 triệu đồng của một app để chi tiêu. Thế nhưng đến hạn 7 ngày không trả kịp, số tiền phạt và tiền lãi liên tục tăng lên từng ngày khiến K mất khả năng chi trả. Sau đó, app cho K vay đã giới thiệu các app khác để K vay tiếp nhằm trả nợ khoản vay trước. Cứ thế K vay nhiều app và số tiền nhanh chóng tăng lên hơn 200 triệu đồng".

Với tính chất như vậy, thì không còn là cho vay, mà là cưỡng đoạt tài sản, là trấn lột. Bọn côn đồ dùng bạo lực để cướp đoạt tài sản của người lương thiện, công khai, tàn bạo, coi thường pháp luật.

Không chỉ người vay tiền, mà người thân trong gia đình họ bị khủng bố, bị đe doạ tấn công. Bạn đọc còn nhớ tiệm phở Hoà bị côn đồ tấn công phải đóng cửa vì liên quan đến chuyện nợ nần của một người trong gia đình.

Còn nhiều vụ án hình sự, có yếu tố bạo lực, côn đồ, tấn công người vô tội, thậm chí bắt cóc, hành hạ vì liên quan đến vay nợ và đòi nợ thuê.

Truy tìm các tổ chức cho vay qua app không khó, chứng cứ để xử lý hình sự cũng quá rõ ràng. Phải lôi ra toà các tổ chức tội phạm này để hoàn thành trách nhiệm bảo vệ người dân, bảo vệ pháp luật.

Một xã hội văn minh, một nhà nước pháp quyền một chính quyền có pháp luật, không thể chấp nhận tồn tại tổ chức tội phạm nguy hiểm này.

 

http://https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/nguoi-vay-no-bi-khung-bo-den-muc-phai-tu-sat-thi-con-gi-phap-luat-809005.ldo

Theo Lê Thanh Phong (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.