Người trẻ bám biển

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Tiếp bước tiền nhân, những ngư dân trẻ trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) hôm nay ra khơi vừa mưu sinh vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông.

Hậu duệ của đội hùng binh

Câu chuyện bi hùng về lòng quả cảm, sự hy sinh của những hùng binh Hoàng Sa năm xưa khi vâng mệnh triều đình giong buồm đi mở cõi nơi Hoàng Sa, Trường Sa luôn thấm đẫm trong tim những ngư dân trẻ Lý Sơn. Chính vì thế, dẫu phải đương đầu với giông bão, hiểm nguy, hậu duệ của đội hùng binh vẫn ngày đêm kiên cường bám biển.

 

Ngư dân trẻ Lý Sơn chia sẻ kinh nghiệm trong công việc.
Ngư dân trẻ Lý Sơn chia sẻ kinh nghiệm trong công việc.

Sinh ra từ biển, lớn lên từ biển, biển để lại trong ký ức ngư dân trẻ Bùi Văn Phải (30 tuổi) đầy ắp kỷ niệm. Ra khơi bám biển, đương đầu với nhiều cơn bão cùng với cha anh từ năm 13 tuổi, đến giờ Phải đã hun đúc, tôi luyện thành một ngư dân, một thuyền trưởng đầy bản lĩnh.

Cách đây gần 5 năm, trong lúc đang hành nghề hợp pháp trên ngư trường truyền thống vùng biển Hoàng Sa, tàu cá QNg 96382 TS của anh Phải bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, bắn cháy cabin. Khi đó tính mạng bị đe dọa nhưng anh cùng các bạn chài vẫn kiên cường cứu tàu, giữ cờ Tổ quốc. Sau hành động dũng cảm này, ngư dân Bùi Văn Phải đã được T.Ư Đoàn trao tặng huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm.

Ở đảo Lý Sơn còn rất nhiều ngư dân trẻ mang trong mình niềm tự hào là hậu duệ của những hùng binh Hoàng Sa. Vì thế, mỗi khi đưa tàu ra khơi xa, họ như những hiệp sĩ sống vì biển, chết vì biển, chẳng ngại sóng to, gió lớn. Điển hình như thợ lặn Bùi Văn Chung (32 tuổi), dù bị mù một mắt, cụt một tay sau tai nạn trên biển nhưng suốt nhiều năm qua anh vẫn cùng bạn chài ngày đêm can trường bám biển Hoàng Sa mưu sinh. Đối với những ngư dân bình thường, việc lặn sâu 50 - 60 m săn tìm hải sản dưới lòng đại dương không phải ai cũng làm được. Song anh Chung vẫn kiên cường bám lòng biển sâu khiến các thợ lặn trên đảo đều khâm phục. Ý chí vượt qua nghịch cảnh và tính cần mẫn trong công việc đã khẳng định Chung “tàn nhưng không phế”.

Anh Chung quả quyết: “Đưa tàu ra ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa mưu sinh là mệnh lệnh từ trái tim trong mỗi ngư dân Lý Sơn. Nơi ấy là đất đai của tổ tiên để lại nên thế hệ ngư dân trẻ chúng tôi phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn”.

Đoàn kết giữ biển

Anh Phạm Văn Vương, Bí thư Huyện đoàn Lý Sơn, cho biết trên huyện có hơn 500 tàu cá với khoảng 3.000 ngư dân trực tiếp lao động trên biển, trong đó phần lớn là ngư dân trẻ.

Theo anh Vương, huyện thành lập câu lạc bộ ngư dân trẻ nhằm tập hợp đoàn viên thanh niên làm nghề biển cùng nhau đoàn kết, tương trợ khi đánh bắt hải sản; cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng sống; và đấu tranh với các hành vi vi phạm chủ quyền… Điều này đã giúp những ngư dân trẻ đất đảo nâng cao ý thức trong việc bám biển và giữ biển, làm giàu cho gia đình và xã hội.

Ngư dân Huỳnh Văn Cường (31 tuổi), chủ tàu cá QNg 96472 TS, bày tỏ: “Trước đại dương mênh mông trùng trùng sóng gió, mỗi tàu cá như một cánh én nhỏ nhoi. Do vậy, sức mạnh được nhân lên bội phần khi các tàu cá của ngư dân trẻ ở Lý Sơn liên kết thành một khối thống nhất, cùng nhau bám biển, canh giữ phên giậu của Tổ quốc”.

Hiển Cừ/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.