Người thuyết minh ở địa đạo Kỳ Anh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều năm nay, du khách đến với địa đạo Kỳ Anh (xã Tam Thăng, TP.Tam Kỳ), ngoài việc nhìn thấy những hiện vật và đường hầm địa đạo dài hơn 30km dưới lòng đất, còn được nghe nhiều câu chuyện thú vị một thời oanh liệt ở vùng quê cát qua lời thuyết minh của ông Huỳnh Kim Ta - hướng dẫn viên kiêm quản lý địa đạo.
Ông Huỳnh Kim Ta thuyết minh cho du khách. Ảnh: C.N

Ông Huỳnh Kim Ta thuyết minh cho du khách. Ảnh: C.N

Tự hào quê xứ

Ông Huỳnh Kim Ta sinh ra và lớn lên ngay trên mảnh đất Thạch Tân - nơi có chiều dài địa đạo Kỳ Anh nhiều nhất và cũng là nơi địa đạo phát huy tác dụng lớn nhất trong chiến tranh.

Chưa qua trường lớp hướng dẫn viên du lịch hay thuyết minh di tích lịch sử nhưng ông Huỳnh Kim Ta khiến những ai một lần đặt chân đến nơi đây đều khá bất ngờ và thú vị bởi những câu chuyện về địa đạo.

Những năm chiến tranh ác liệt ở Tam Kỳ, Quảng Nam nói chung và vùng Đông nói riêng thì Huỳnh Kim Ta còn là một cậu bé. Tuy nhiên, bằng sự cảm nhận của tuổi nhỏ về những sự kiện diễn ra trên mảnh đất quê hương cộng với tìm hiểu từ sách vở và thế hệ đi trước, Huỳnh Kim Ta dần hình thành cho mình một cách hướng dẫn, thuyết minh rất riêng.

Nhìn danh sách hàng trăm anh hùng liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh ở Kỳ Anh, chúng tôi hiểu rằng, không chỉ riêng ông Ta, mà bất cứ ai sinh ra trên mảnh đất này đều muốn câu chuyện về địa đạo Kỳ Anh được lan tỏa như minh chứng về lòng dũng cảm, sự hy sinh vì quê hương.

Có lẽ điều này đã góp phần để ông Huỳnh Kim Ta không ngại khó nhọc, sẵn sàng hướng dẫn để giúp du khách dễ dàng tiếp cận hệ thống địa đạo Kỳ Anh. Cách thuyết minh của ông là vừa dẫn chuyện xưa vừa thị phạm cụ thể nên thông tin đến với người nghe khá rõ ràng và nhiều cảm xúc.

Ông Huỳnh Kim Ta đưa chúng tôi vào đình làng Thạch Tân, giải thích cặn kẽ về lịch sử của ngôi đình. Qua lời người thuyết minh, chúng tôi được biết, đình làng Thạch Tân là địa điểm hết sức quan trọng của phong trào cách mạng Kỳ Anh nói riêng và vùng đông Tam Kỳ nói chung nên rất nhiều lần đối phương đưa xe tăng, xe ủi về cày xúc mái đình.

Nhưng thật kỳ lạ, những cột trụ của đình vẫn đứng đó như sự hiên ngang, bất khuất của người dân Kỳ Anh trước bao phen hiểm nghèo. Ngay phía dưới ngôi đình này là căn hầm bí mật làm nơi chứa lương thực, thuốc men và sơ cứu, nuôi dưỡng thương bệnh binh.

Địa đạo thuận tiện tiếp tế lương thực cho lực lượng vũ trang quân khu, tỉnh đội, đồng thời làm nơi sơ cứu thương bệnh binh trước khi chuyển lên vùng tây. Từ căn hầm dưới đình Thạnh Tâm, nếu có sự cố, du kích lập tức đưa người di chuyển theo địa đạo thoát ra miệng hầm Mương làng - lối đi bí mật chỉ dành riêng cho du kích xã một cách an toàn….

Để du khách nắm bắt toàn bộ sơ đồ của địa đạo Kỳ Anh không chỉ trên la bàn và bản vẽ, ông Huỳnh Kim Ta lần lượt đưa đi tham quan tất cả ngóc ngách địa đạo. Từ đường đi vào căn hầm bí mật - nơi hội họp của du kích và đội công tác Kỳ Anh, vẫn còn đó bộ bàn ghế cũ kỹ, lá cờ của Mặt trận giải phóng dân tộc bạc màu và vài cái đèn neon treo trên tường cho đến đường thoát ra mương nước rồi đường đi lên bí mật từ ụ rơm trong một khu vườn của dân…

Là vùng đất cát rộng lớn nên địa đạo Kỳ Anh được bố trí đào chạy dài men theo các lùm cây, bờ tre, mương nước. Đây có thể nói là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để địa đạo trụ vững trước thiên tai và trước sức mạnh cày ủi của xe tăng đối phương đi càn. Miệng hầm nằm trong các nhà dân, gian bếp, chuồng bò, đình, bụi tre, giếng nước, gốc cây và được ngụy trang cẩn thận.

Ví như căn hầm bí mật dưới nền nhà ông Phạm Sĩ Thuyết ở thôn Vĩnh Bình - cơ sở cách mạng cốt cán cũng là một minh chứng cho tinh thần dám hy sinh tính mạng bản thân, gia đình vì cách mạng. Hay như giếng ông Kỳ, nơi lấy nước sinh hoạt cho cả xóm đã biến thành miệng hầm địa đạo ăn thông với kênh mương rồi thoát ra sông Đầm.

Hướng dẫn viên Huỳnh Kim Ta đưa tay vục từng gàu nước dưới giếng và cho biết, mỗi nhịp gàu là một tín hiệu giữa người ở trên và người dưới nước. Thông qua giếng này nhân dân đã kịp thời báo hiệu cho lực lượng ta ở dưới hầm biết được tình hình địch còn hay rút, nhiều hay ít.

Truyền cảm hứng lịch sử cho thế hệ trẻ

Là Di tích lịch sử cấp quốc gia, một địa chỉ đỏ của du lịch TP.Tam Kỳ nên nhiều năm nay, Địa đạo Kỳ Anh là điểm đến của học sinh các trường học trong thành phố và các địa phương lân cận. Ông Ta cho hay, hằng tuần hoặc vào những dịp ngoại khóa, nhiều trường tiểu học, THCS cho học sinh đến đây tham quan và tìm hiểu về lịch sử đấu tranh cách mạng.

Học sinh nghe thuyết minh về địa đạo Kỳ Anh. Ảnh: NGUYỄN ĐIỆN NGỌC

Học sinh nghe thuyết minh về địa đạo Kỳ Anh. Ảnh: NGUYỄN ĐIỆN NGỌC

Những chiếc xẻng, cuốc, dao rựa để đào đất hay trạc, thúng mủng dùng trong việc vận chuyển đất rồi các loại vũ khí như chông hom lờ, mìn tự tạo, súng chiến đấu… luôn có sức gợi rất lớn đối với lứa tuổi thiếu niên nhi đồng cũng như du khách tham quan mỗi lần ông Huỳnh Kim Ta giới thiệu về “lai lịch” và chức năng của từng loại.

Chính vì thế, mỗi lần được nhà trường cho đến đây, các em rất thích thú, hào hứng và có nhiều câu hỏi đặt ra để hướng dẫn viên giải thích như đất đá thì làm sao giấu mà không bị phát hiện; phương tiện vận chuyển như thế nào; đào trong bao lâu thì hoàn thành hệ thống địa đạo…

Để có câu trả lời thuyết phục cho những câu hỏi mà các em học sinh đặt ra, ông Huỳnh Kim Ta luôn chủ động đưa các em đến gặp nhân chứng sống của Thạch Tân, Vĩnh Bình, Kim Đới… để họ giải thích cặn kẽ, khiến bài học lịch sử trở nên sống động hơn.

Một địa điểm đặc biệt mà mỗi lần có học sinh về thăm địa đạo, ông Huỳnh Kim Ta đều đưa đến để giới thiệu. Đó là cây rõi cổ thụ trên 500 tuổi của làng Thạch Tân. Đây chính là nơi mà tuổi thơ ông Ta và bao lớp người làng Thạch Tân để lại những dấu chân của mình những buổi trưa hè, những chiều yên ả… để rồi từ đó ra đi, hòa vào dòng chảy cách mạng của quê hương, làm nên những kỳ tích ở vùng đông một thời.

Trên ngọn cây rõi cao chót vót là vị trí quan sát, cảnh giới địch, nắm bắt mọi động tĩnh của địch trước mỗi cuộc càn quét về Kỳ Anh. Với lợi thế này, ta chủ động bài binh bố trận, bố trí ngụy trang, che đậy hầm địa đạo, rút vào ẩn nấp an toàn… Trải qua bom đạn chiến tranh, cây rõi vẫn đứng đó, như lòng dân Thạch Tân - Kỳ Anh sắc son với cách mạng.

Ông Huỳnh Kim Ta tâm sự: “Giới thiệu với các em về địa điểm này bao giờ lòng tôi cũng đầy hào hứng, bao nhiêu ký ức tuổi thơ lại hiện về tươi rói. Vì thế mà cảm giác như được cùng chính các em ngược về ngày xưa”.

Nhiệt tình, thân thiện, dễ gần và am hiểu về địa đạo Kỳ Anh… là những yếu tố giúp ông Huỳnh Kim Ta hoàn thành nhiệm vụ là hướng dẫn viên di tích suốt nhiều năm qua. Thông qua công việc của mình, ông Huỳnh Kim Ta không chỉ đem đến cho du khách, các em học sinh hiểu biết về địa đạo Kỳ Anh mà còn để lại những tình cảm đẹp trong lòng những ai từng đến với di tích lịch sử này.

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Nông sản Việt đang ở đâu?

Nông sản Việt đang ở đâu?

Thời điểm hiện tại, Việt Nam đang vào vụ thu hoạch các mặt hàng nông sản như: vải, nhãn, sầu riêng, thanh long,… Câu hỏi đặt ra giải pháp nào để xúc tiến xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản mùa vụ Việt Nam tránh tình trạng ùn ứ, điệp khúc “được mùa mất giá”.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Vào 'lò' gia công mỹ phẩm

Thị trường mỹ phẩm “nóng rực” khi hàng loạt sản phẩm vô chủ vứt bừa bãi, doanh nghiệp ồ ạt xin thu hồi công bố. Phóng viên đã thâm nhập thị trường mỹ phẩm để tận thấy cách thức hô biến đồ rẻ tiền thành cao cấp, chiêu trò của các ông trùm vươn vòi bạch tuộc, bủa vây người người tiêu dùng.

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null