Người thợ gia công cơ khí đam mê sáng tạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- “Đã là người thợ thì nghề gì cũng vất vả, điều quan trọng là mình phải đam mê và yêu nghề. Có yêu nghề thì mình mới tìm tòi để cho ra đời những sáng kiến áp dụng vào thực hiện nhiệm vụ của đơn vị”-Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Đạt Dưỡng-thợ gia công cơ khí của Đại đội Gia công cơ khí (Tiểu đoàn 30, Cục Kỹ thuật, Quân đoàn 3) chia sẻ.

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê quan họ Bắc Ninh, sau 1 năm nhập ngũ, năm 2004, Nguyễn Đạt Dưỡng được cử đi học tại Trường Cao đẳng Công nghiệp quốc phòng. 2 năm sau, anh tốt nghiệp và được phân công về Đại đội Gia công cơ khí (Tiểu đoàn 30) cho đến nay.

Thượng úy Nguyễn Đạt Dưỡng (bìa phải) hướng dẫn đồng nghiệp sử dụng thiết bị cán, gập định hình ống xả xe ô tô. Ảnh: Vĩnh Hoàng ảnh 1

Thượng úy Nguyễn Đạt Dưỡng (bìa phải) hướng dẫn đồng nghiệp sử dụng thiết bị cán, gập định hình ống xả xe ô tô. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Nhiệm vụ của Tiểu đoàn 30 là bảo dưỡng, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật cho Quân đoàn 3 và các đơn vị khác đứng chân trên địa bàn Tây Nguyên. Bên cạnh đó, đơn vị còn đảm bảo kỹ thuật cho các cuộc diễn tập cấp chiến lược và cứu hộ, cứu nạn của Quân đoàn. Do thời gian sử dụng lâu, địa hình, thời tiết phức tạp nên nhiều vũ khí trang bị nhanh xuống cấp, đòi hỏi quá trình sửa chữa phải mất nhiều thời gian, công sức và kinh phí.

Xuất phát từ đặc điểm đó, Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Đạt Dưỡng đã tìm tòi, nghiên cứu cho ra đời nhiều sáng kiến khi áp dụng vào thực tế không chỉ giúp quá trình sửa chữa nhanh hơn, hạn chế chi phí mà còn giảm nhân công, đảm bảo tốt tính năng, tác dụng của các loại vũ khí trang bị.

Thượng úy Dưỡng cho biết: Qua thời gian sử dụng, ống xả của ô tô bị cong, vênh. Người thợ phải dùng nhiệt để chỉnh lại ống xả như ban đầu. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này, người thợ phải mất nhiều thời gian, quá trình dùng nhiệt sẽ ảnh hưởng đến kết cấu cũng như độ bền của vật liệu. Xuất phát từ đặc điểm này, năm 2022, tôi đã nghiên cứu và cho ra đời sáng kiến “Thiết bị cán, gập định hình ống xả xe ô tô”.

Thiết bị cấu tạo gồm các bộ phận: giá đỡ, kích thủy lực, trục kẹp, trục trơn cố định, lò xo hồi vị. Nếu ống xả bị cong vênh, người thợ chỉ cần đưa vào thiết bị, các răng cưa sẽ kẹp chặt, dùng kích thủy lực và trục trơn cố định di chuyển vào vị trí cần điều chỉnh và tiến hành nắn ống xả theo ý muốn.

Ưu điểm của thiết bị này khi tạo hình không dùng nhiệt nên đảm bảo được độ bền, đồng thời tránh tình trạng các vết nối, hàn có thể bị rò rỉ và hở. Với ưu điểm đó, sáng kiến đã được nhiều đơn vị trong Quân đoàn áp dụng vào thực tế.

Trước đó, năm 2021, Thượng úy Dưỡng cho ra đời sáng kiến “Giá nâng, hạ đa năng”. Đặc thù của Đại đội Gia công cơ khí là thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật nên cần di chuyển nhiều trang-thiết bị nặng như máy móc, thùng sơn, bình oxy.

Trước đây, khi muốn di chuyển các thiết bị này, 4 người thợ phải cùng hợp sức để nâng. Nhưng khi sử dụng “Giá nâng, hạ đa năng” thì chỉ cần 1 người là có thể thực hiện các thao tác. Thiết bị này cấu tạo gồm: Mô tơ chuyển động, cáp móc, cẩu, bình ắc quy, bộ vi điều khiển từ xa, bàn đế và 4 bánh di chuyển. Người điều khiển chỉ cần sử dụng các hệ thống nâng thủy lực đưa thiết bị lên giá nâng và bấm các nút điều khiển để cố định là có thể di chuyển được các vật nặng, đảm bảo an toàn.

Đánh giá về thiết bị này, Thiếu tá Phạm Văn Hùng-Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 30-cho biết: Đây là một thiết bị áp dụng vào thực tế rất hiệu quả. Trong quá trình sửa chữa, anh em thợ phải di chuyển các thiết bị nặng từ phân xưởng này đến phân xưởng khác, mất nhiều công sức và dễ mất an toàn. Thiết bị này áp dụng đảm bảo nâng các vật nặng, đặc biệt là bình oxy, thùng sơn, xăng di chuyển đến nơi khác hoặc niêm cất trong kho đảm bảo an toàn, phòng tránh cháy nổ.

Gần 20 năm tuổi quân, Thượng úy Nguyễn Đạt Dưỡng có 7 sáng kiến được áp dụng vào thực tế mang lại hiệu quả cao. Trung tá Nguyễn Văn Vịnh-Chính trị viên Tiểu đoàn 30-nhận xét: “Không chỉ là người thợ giỏi mà Thượng úy Nguyễn Đạt Dưỡng còn có nhiều sáng kiến áp dụng vào thực tế của đơn vị. Những sáng kiến đó giúp công tác sửa chữa, đảm bảo kỹ thuật của đơn vị được tốt hơn, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ trên giao”.

Có thể bạn quan tâm

'Bóng hồng' tiến sĩ sáng chế vật liệu y sinh mới

'Bóng hồng' tiến sĩ sáng chế vật liệu y sinh mới

Tưởng rằng trò vặt hoa, lá pha trộn 'làm thuốc' ngày nhỏ chỉ để thỏa trí tò mò, nhưng với nữ tiến sĩ trẻ Trần Diệu Linh (31 tuổi, công tác tại Viện Công nghệ Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), không ngờ thú vui ấy lại bén duyên với cô mãi sau này, với những sáng chế mới về vật liệu y sinh dùng trong điều trị và chẩn đoán bệnh.
Đinh Thị H’Phim: “Chắp cánh” rượu ghè truyền thống

Đinh Thị H’Phim: “Chắp cánh” rượu ghè truyền thống

(GLO)- “Bà ngoại đã dành tâm huyết để gầy dựng thương hiệu “Rượu ghè H'Tuyết” và nâng tầm thành sản phẩm đặc trưng của địa phương. Để làm nên mỗi ghè rượu là hành trình chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống trao truyền qua bao thế hệ. Vì thế, tôi quyết tâm nối nghiệp và chắp cánh để hương rượu ghè của người Bahnar mãi bay xa”-chị Đinh Thị H’Phim (30 tuổi, làng Leng Tô, thị trấn Đak Pơ) bày tỏ.
Life coach: Nghề mới nhiều triển vọng

Life coach: Nghề mới nhiều triển vọng

(GLO)- Life coach (huấn luyện viên cuộc sống) là nghề mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng 2 năm gần đây. Với mục tiêu tư vấn và hướng dẫn cá nhân phát triển tiềm năng của mình, life coach giúp bạn xác định hướng đi để có một cuộc sống tốt hơn.
Nguyễn Tiến Phong: Đốc công có nhiều sáng kiến

Nguyễn Tiến Phong: Đốc công có nhiều sáng kiến

(GLO)- Những năm gần đây, anh Nguyễn Tiến Phong-Đốc công ca sản xuất (Nhà máy Đường An Khê) có nhiều sáng kiến mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Mới đây, anh được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV-2023.
Học sinh Ia Grai sáng chế gậy thông minh cho người khiếm thị

Học sinh Ia Grai sáng chế gậy thông minh cho người khiếm thị

(GLO)- Với mong muốn giúp đỡ những người khiếm thị đi lại an toàn hơn, em Lê Quang Huy (Trường THPT Phạm Văn Đồng, huyện Ia Grai) đã nghiên cứu, chế tạo thành công gậy thông minh dò đường bằng cảm biến sóng âm. Sản phẩm đạt giải ba Cuộc thi sáng tạo thanh-thiếu niên, nhi đồng tỉnh Gia Lai lần thứ 11-2023.
BARTENDER - nghề 'chất' của người trẻ

BARTENDER - nghề 'chất' của người trẻ

Xuân Hiền (quê Bình Dương) ban đầu chỉ định học pha chế cho vui, chủ yếu phục vụ gia đình, người thân. Nhưng rồi cô gái 9x đã tìm thấy nhiều điều thú vị để chọn gắn bó với công việc bartender.
Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp

(GLO)- Đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp là 1 trong 3 chương trình lớn của Đoàn. Thời gian qua, các tổ chức Đoàn trong tỉnh Gia Lai đã tổ chức nhiều buổi tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN).
Người giữ “hồn” nghề nặn tò he truyền thống

Người giữ “hồn” nghề nặn tò he truyền thống

(GLO)- Cuộc sống ngày càng hiện đại, song những món đồ chơi dân gian như tò he đối với trẻ em vẫn luôn có sức hút đặc biệt. Trước nhu cầu cuộc sống, anh Phí Quang Mừng (tổ 10, phường Ia Kring, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) không ngừng nỗ lực để sáng tạo những sản phẩm tò he độc đáo.
Học và hành

Học và hành

Việc nhóm học sinh ở Hà Nội vừa đoạt huy chương vàng và giải đặc biệt một cuộc thi quốc tế về bảo vệ môi trường đang được quan tâm, chú ý.
Thôn đội trưởng “hai giỏi”

Thôn đội trưởng “hai giỏi”

(GLO)- Không chỉ là Thôn đội trưởng dân quân nhiệt tình, bằng sự am hiểu cùng kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin, anh Ksor Chương (SN 1996, làng Ia Mua, xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông) còn rất thành thạo trong chỉnh sửa, dựng video. Công việc mới mẻ này đã giúp gia đình anh có thu nhập ổn định.