Người dân phản đối việc khai thác cát trên sông Ayun

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lo ngại việc khai thác cát của Công ty TNHH một thành viên Hoàng Chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường và sinh hoạt, người dân 2 làng Rbai A và Rbai B (xã Ia Piar, huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã phản đối ý định khai thác mỏ của công ty này tại sông Ayun.

Dân hoang mang trước nạn khai thác cát

Thời gian gần đây, hàng chục hộ dân tại Plei Rbai A và Plei Rbai B lo lắng khi biết Công ty TNHH một thành viên Hoàng Chỉ trúng thầu khai thác cát trên sông Ayun, đoạn qua địa phận xã Ia Piar. Người dân đã nhiều lần viết đơn gửi các cơ quan liên quan yêu cầu không cấp phép khai thác cát tại đây.

 

 Nhiều hộ dân Plei Rbai A, B lo lắng việc cấp phép khai thác cát khiến bến nước tổ chức lễ cầu mưa bị hủy hoại. Ảnh: N.T
Nhiều hộ dân Plei Rbai A, B lo lắng việc cấp phép khai thác cát  khiến bến nước tổ chức lễ cầu mưa bị hủy hoại. Ảnh: N.T

Theo trình bày của các hộ dân, địa điểm Công ty TNHH một thành viên Hoàng Chỉ trúng thầu khai thác cát là gần bến nước, nơi mà hàng năm dân làng tổ chức lễ cầu mưa mong mưa thuận gió hòa để họ sản xuất nông nghiệp. Đây là một phong tục lâu đời của nhân dân 2 làng Rbai A và B nói riêng và huyện Phú Thiện nói chung.

Khúc sông Ayun, nơi nhân dân hai làng thường xuyên tổ chức lễ cầu mưa hàng năm có bãi cát lộ thiên. Qua nhiều năm bồi lắng theo con nước, hình thành những doi cát dài trải trên mặt sông, mùa nắng nước cạn, cát trơ giữa lòng sông. Dân các làng lo lắng, nếu khai thác cát tại bến nước hoặc cách bến nước 200-300 mét sẽ ảnh hưởng đến địa điểm cúng cầu mưa.

Một nguyên nhân khác khiến người dân không đồng ý chủ trương cho doanh nghiệp khai thác cát tại địa điểm này là vì lo lắng đất canh tác nông nghiệp hai bên dòng sông có nguy cơ bị sạt lở. “Hai bên bờ sông, tổ tiên chúng tôi đã canh tác lâu đời nhưng hàng năm vẫn bị thu hẹp do sạt lở đất. Chúng tôi lo đất sẽ sạt lở nhiều hơn nếu doanh nghiệp khai thác cát. Nếu doanh nghiệp đền bù để lấy đất thì chúng tôi không có đất để canh tác”-anh Ksor Gim, một người dân Plei Rbai A cho biết.

Bên cạnh đó, nhiều hộ dân Plei Rbai sợ rằng khai thác cát sẽ gây ô nhiễm môi trường do khói, bụi, gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đường sá do nhân dân đóng góp làm sẽ bị hư hại nghiêm trọng nếu các xe ô tô chở cát qua lại.

Trao đổi với P.V Báo Gia Lai, ông Nguyễn Văn Cường-Chủ tịch UBND xã Ia Piar xác nhận việc nhiều hộ dân ở Plei Rbai A và B viết đơn gửi cơ quan liên quan kiến nghị không cấp phép khai thác cát tại khúc sông Ayun, đoạn qua hai làng. “Quan điểm của xã là nếu cấp trên cấp phép cho Công ty TNHH một thành viên Hoàng Chỉ khai thác cát thì xã sẽ thực hiện theo đúng quy định. Khi nhận những kiến nghị của người dân, chính quyền xã đã phối hợp với các ngành liên quan nhiều lần tổ chức đối thoại để người dân hiểu...”-ông Cường cho biết.

Tan nát một dòng sông

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trên địa bàn huyện Phú Thiện có 4 bãi khai thác cát đều nằm trên con sông Ayun. Chưa đầy chục km, con sông Ayun phải oằn mình trước tình trạng khai thác cát. Xã Ia Sol có một bãi cát gần xi phông bắc ngang qua sông nối hai xã Ia Sol với xã Ia Yeng, tại xã Ia Piar có hai bãi và xã Ia Peng có một bãi khai thác cát.

Ghi nhận của P.V, tại các bãi khai thác cát, dòng sông bị đào xới nham nhở. Các doanh nghiệp được cấp phép khai thác đã hút cát và đắp thành những núi cát cao sát bờ. Nhiều con đường được mở ngay giữa lòng sông để phương tiện vào ra chở cát. Nước sông Ayun khô cạn, chỉ còn những vũng nước đọng nhỏ. Tại các bãi khai thác, máy xúc, máy đào, máy hút cát rầm rộ hoạt động. Hàng trăm lượt phương tiện có tải trọng lớn nườm nợp vào ra chở cát.

Tại khúc sông Ayun đoạn qua Plei Gok (xã Ia Piar) có hai bãi khai thác cát. Tại đây, chúng tôi không còn nhận ra con sông mà thay vào đó là một “công trường”. Con sông bị nắn dòng, cạn kiệt nước. Một con đường dài khoảng 500 mét được đắp giữa dòng sông, đất đai hai bên bờ bị sạt nham nhở. Chúng tôi lo lắng, nếu họ khai thác quá độ, đoạn sông trên sạt lở và mở dòng, đến mùa mưa nước lũ sẽ phá bờ ảnh hưởng đến phần đất trồng cây cối của chúng tôi-ông Trần Văn Chánh (Plei Rbai A, xã Ia Piar) nói.

Con sông Ayun đang oằn mình trước việc khai thác cát rầm rộ. Những lo lắng của người dân là có cơ sở. Đề nghị các ngành chức năng cần tính toán cẩn trọng về việc cho phép khai thác cát trên sông Ayun.

Nguyễn Tú

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.