Người đàn ông "mãnh hổ" và cánh rừng lim bạc tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong khi nhiều nơi rừng đang bị tàn phá một cách nghiêm trọng thì ở một làng quê nghèo thuộc huyên miền núi Minh Hoá, Quảng Bình lại có một khu rừng lim xanh tươi ngút ngàn. Chủ nhân cánh rừng gỗ quý ấy là lão nông Trương Quốc Đô (67 tuổi, ngụ xã Tân Hoá).
“Rừng vàng” hồi sinh sau bom đạn
Về vùng “rốn lũ” Tân Hoá, hỏi thăm nhà ông Đô, không người dân nào là không biết. Người dân nơi đây thường ví ông Đô như “mãnh hổ”, bởi mỗi lần nhắc đến tên ông, bao nhiêu lâm tặc trong vùng đều thấy rợn.
Căn nhà ọp ẹp của ông nằm ngay sát mép khu rừng Cồn Lim. Nhấp ly trà nóng, ông Đô kể, thuở nhỏ rừng Cồn Lim là vườn chơi của ông cùng đám bạn trong làng nên cả khu rừng hàng chục hecta không có chỗ nào là ông không biết, khoảnh rừng nào cũng in hằn dấu chân của ông.
Sinh ra và lớn lên khi đất nước còn đầy ắp tiếng súng, những khu rừng như Cồn Lim, nơi trú ẩn của bộ đội chẳng mấy lúc được bình yên bởi những làn bom đạn xối xả của quân thù. Vì thông thạo địa hình, ông Đô thường tình nguyện làm liên lạc dẫn bộ đội qua các cánh rừng.
 
“Mãnh hổ” Trương Quốc Đô kể về câu chuyện giữ và những lần bị lâm tặc tấn công.
Rừng Cồn Lim trở thành chiếc ô che mát cho bộ đội, lá rừng ngụy trang cho bộ đội vượt dãy Trường Sơn tiến vào Nam đánh giặc. Thời điểm ấy, rừng có nhiều cây gỗ quý nhưng bị máy bay Mỹ quần thảo, đánh phá khiến nhiều cây bị chết, những cây lim cổ thụ cũng không tránh khỏi. “Lúc đó rừng cây cối um tùm, cao ngút mắt, tui thường trèo lên các cây lim cao nhất để quan sát tình hình rồi thông báo cho bộ đội, khi nào thấy không còn động tĩnh gì thì mới an tâm”, ông Đô hồi tưởng.
Khi quê hương lặng im tiếng súng, khu rừng trở lại bình yên như xưa nhưng chỉ được một thời gian ngắn, rừng lại bị lâm tặc tàn phá. Nhìn cảnh khu rừng quý cổ thụ bị tàn phá kiệt quệ, ông Đô đau nhói trong tim.
Năm 1993, khi Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho người dân bảo vệ, ông Đô tình nguyện nhận ngay 17 hecta để chăm sóc và bảo vệ. Đến nay, qua hàng chục năm, cây mọc tươi tốt. Khu rừng Cồn Lim có nhiều cây lim có đường kính to khoảng từ 0,5-1m được ông gìn giữ, coi sóc như là báu vật.
Gian nan công tác giữ rừng
Biết ông sở hữu rừng lim có giá trị lớn, nhiều lái buôn khắp nơi đã tìm đến nhà ông Đô để hỏi mua nhưng đều nhận được cái lắc đầu. Nhiều người hỏi mua không được thì dóm ngó, tìm cách đốn chặt cây rừng, nhiều năm qua lâm tặc thâm nhập rừng không kể xiết khiến ông và con cháu không ít phen lao đao, vất vả để bảo vệ rừng.
Ông Đô kể, vào một buổi trưa năm 2010, khi ông vừa về nhà ăn cơm sau một buổi sáng trên rừng thì bỗng nghe tiếng máy cưa gào thét inh ỏi. Quăng vội bát cơm, ông tức tốc chạy lên rừng, lần mò theo âm thanh tiếng máy cưa. Đến nơi thì phát hiện một nhóm lâm tặc 5 người dùng máy cưa đang chuẩn bị đốn hạ một cây lim cổ thụ.
“Phát hiện nhóm lâm tặc đang chuẩn bị chặt hạ cây lim to, tui liền lao vào ôm lấy thân cây, nhóm người kia hung hăng lao vào đánh tui một trận tơi bời. Một lúc sau, con cái tui đến nơi thì bọn chúng bỏ chạy toán loạn”, ông Đô chưa hết hãi hùng kể lại.
 
Khu rừng Cồn Lim có rất nhiều cây cao lớn.
Cách đây chừng 2 năm, khi nghe tin ông Đô vắng nhà, một nhóm lâm tặc trong xã vờ làm người đốn củi, tự ý thâm nhập vào rừng. Nghe tin, ông Đô tức tốc trở về nhắc nhở họ lên chặt củi chứ không được chặt gỗ. Nghi ngờ nhóm này vào đây cưa gỗ lim, ông Đô đã bí mật theo dõi và bắt quả tang hành vi của họ. “Thấy họ đang chặt gỗ, tui liền nhảy vào bắt trói được 2 người vào thân cây, 1 tên khác bỏ chạy. Sau đó tui bắt họ phải thề không được quay lại rừng chặt hạ gỗ nữa. Từ đó, họ không dám bén mảng đến đây”, ông Đô nhớ lại.
Ngoài việc truy quét, đối phó với lâm tặc, suốt gần 30 năm giữ rừng, không ít lần ông bị rắn độc cắn, nguy hiểm đến tính mạng phải nghỉ ở nhà cả tháng trời.
Nhờ sự chăm sóc, bảo vệ nghiêm ngặt nên khu rừng của ông Đô ngày càng phát triển tốt tươi. Trong rừng hiện có hàng ngàn cây lim cao lớn. Ngoài gỗ lim ra, còn có rất nhiều loại cây gỗ quý khác như: cây đỏ lòng, ngát, trám… “Rừng với miềng (mình) giờ như ngấm vào máu thịt vậy. Xa rừng cái là trong lòng thấy không yên. Giờ tui chỉ mong trời cho sức khỏe để canh giữ cho rừng Cồn Lim. Giữ rừng là giữ cho Nhà nước, cho hậu thế mai sau”, ông Đô tâm niệm.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Mạnh Luật, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa ví von ông Trương Quốc Đô như một “con hổ” giữa rừng Cồn Lim vậy. Ông là một tấm gương sáng điển hình trong công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng trên địa bàn, tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng.
Với thành tích bảo vệ rừng hàng chục năm qua, ông Trương Quốc Đô vinh dự được UBND tỉnh Quảng Bình, UBND huyện Minh Hóa tặng bằng khen, giấy khen về thành tích trong công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng.
Đặng Tài-Hoàng Hải (Dân trí)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.