Người dân kỳ vọng gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đang diễn ra ở Hà Nội là sự kiện trọng đại của đất nước. Những tâm nguyện về ý Đảng, lòng dân được tỏ bày với mong ước đất nước phát triển giàu mạnh, là kết tinh của "Trí tuệ, văn minh, bản lĩnh và dân chủ".

Đứng trước thời cuộc, người dân rất quan tâm đến những đòi hỏi và thách thức về đối nội và đối ngoại, mong sao Đại hội Đảng sẽ có những quyết định hiệu triệu được quyết tâm phấn đấu của nhân dân và tranh thủ được hậu thuẫn của bạn bè quốc tế, tất cả nhằm vượt qua thách thức và giành được thắng lợi cho đất nước.

Người dân đồng tình với đánh giá của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: "Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực". Vấn đề đặt ra là chúng ta đã làm gì, làm như thế nào, khi nào để đạt được mong ước nói trên?

Trong nhà nước pháp quyền với nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, cần làm rõ nội dung "Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ" với trách nhiệm người đứng đầu trong cơ quan nhà nước. Cần thay đổi tư duy và chính sách, cơ chế tuyển chọn nhân sự theo kinh nghiệm thành công của đổi mới kinh tế: dân chủ hóa để phát huy khả năng đóng góp của toàn Đảng, toàn dân.

Công tác nhân sự phải đặt trong khung quản lý công mới và quản trị giá trị công, có nghĩa là những nhân sự được Đảng lựa chọn phải được đào tạo bài bản, có kiến thức, trải nghiệm thực tế và đặc biệt phải ủng hộ và giúp cải cách quản lý công thật sự hiệu quả. Bản thân họ phải thấm nhuần những giá trị công là những giá trị hướng về công bằng, tự do, hạnh phúc của nhân dân mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh và giờ đây được tích hợp thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

Khung quản lý công mới đòi hỏi phải minh bạch và công bằng trong công tác nhân sự. Tuyển chọn người tài phải dựa vào học vấn, trình độ, bằng cấp và kết quả hoạt động, từ chính những vị trí đó. Nhưng quan trọng hơn cả, họ phải có động lực phụng sự công và có phong cách lãnh đạo phụng sự.

Đại dịch Covid-19 như một trận cuồng phong tàn phá rất nhiều của cải vật chất và tinh thần của loài người. Đối với Việt Nam, đó là một thử thách to lớn nhất sau những thử thách binh lửa chiến tranh mấy chục năm về trước. Có thể nói, đại dịch Covid-19 đã thử thách sức chịu đựng của cả dân tộc cũng như thử thách bản lĩnh của từng cá nhân, đặc biệt là những cá nhân đứng mũi chịu sào, làm tăng uy tín của Đảng trong dân chúng.

Người dân khát khao mong ước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là một thể chế chính trị quốc gia phát huy được ở mức cao nhất chủ nghĩa yêu nước, của tinh thần dân tộc Việt Nam kiên cường, của các quyền tự do và dân chủ của nhân dân, của những giá trị cao đẹp của đất nước, để tất cả làm nên sức mạnh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cổ vũ được toàn dân đoàn kết dấn thân phấn đấu cho sự phồn vinh của Tổ quốc và góp phần xứng đáng vào hòa bình, hữu nghị, hợp tác vì phát triển giữa mọi quốc gia.

 

TS TÔ VĂN TRƯỜNG
(Dẫn nguồn NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.