Người 20 năm "độ" bồn cầu cũ bán cho người nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đi dọc con đường Võ Văn Kiệt (đoạn phường 1, quận 5, TP. HCM) thấy la liệt cửa hàng bán bồn cầu cũ. Trong số đó có một người đã gắn bó hơn 20 năm với nghề “làm mới” bồn cầu, bán rẻ cho người nghèo.

Hơn 20 năm qua, kể từ ngày con đường cũ tên Trần Văn Kiểu đổi thành đường Võ Văn Kiệt, không ngày nào ông Lê Đắc Dũng (55 tuổi, ngụ quận 8, TP. HCM) thôi làm công việc tân trang lại bồn cầu cũ.

Muốn ói trong ngày đầu “làm đẹp” bồn cầu

 

Ông Lê Đắc Dũng có hơn 20 năm trong nghề
Ông Lê Đắc Dũng có hơn 20 năm trong nghề "độ" bồn cầu cũ.

Những năm trước đây, ông và vợ, là bà Nguyễn Thị Minh (51 tuổi) chuyên hành nghề thu mua ve chai khắp các con đường ở quận 5. Trong những thứ xà bần mua lại, ông Dũng thu luôn cả bồn cầu cũ để bán lại cho các chủ vựa kiếm lời.

Thoạt đầu, ông cùng vợ lân la ở những nơi giải tỏa, đang xây dựng nhà để hỏi mua bồn cầu. Dần dần sau này, ông thử giữ lại một vài cái, tự tay tân trang sửa chữa để bán lại nhằm kiếm lời nhiều hơn.

Thế nhưng, vì chưa có kinh nghiệm nên khi mang bồn cầu về ông liên tục làm hư. Đặc biệt ông bán cũng không ai mua vì nó không bóng, đẹp như ý muốn người sử dụng. Rồi nghề dạy nghề, ông bà vẫn quyết tâm bám trụ tự học nghề để có thể bán được hàng mặc dù có lúc lỗ vốn không còn gì trong tay.

“10 năm sau, tôi tự mày mò mới học rành và hành nghề này được”- ông Dũng chia sẻ.

Những ngày đầu thực hiện việc tân trang, ông Dũng ớn nhất khi phải tự tay cọ rửa, tiếp xúc trực tiếp với bồn cầu. Hay lúc đang làm ông tưởng tượng đến cảnh những người bệnh đã từng sử dụng qua hoặc chất bẩn có thể lây bệnh khiến ông vừa làm vừa run.

Ông cho rằng, đây là nghề dơ nhất, khi phải rửa chất cặn bã của người khác thải ra còn đọng lại trên bồn. Có khi bị chất bẩn văng dính vào mặt cũng là chuyện thường. Không những thế, vào mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ mùi thối cứ phảng phất khiến ông bị ám ảnh.

Việc “độ” này cũng vô chừng theo thời gian, nếu thong thả một ngày ông làm xong vài cái. Tuy nhiên, để cho ra lò một cái bồn cầu như mới phải trải qua nhiều công đoạn như tháo rời từng bộ phận, đục đẽo xi măng còn dính lại, vệ sinh bồn bằng nước và hoá chất và sau đó đến công đoạn đánh bóng cuối cùng.

Tuy vậy, khổ nhất là ở công đoạn đục đẽo. Vì đây là lúc người thợ tiếp xúc trực tiếp với bồn cầu lúc còn nguyên sơ và dơ bẩn nhất. Song song đó, mùi hôi thối tồn đọng hàng năm trời đều nằm ở phía chân bồn.

Kế đến người thợ phải dùng những hoá chất chuyên dụng, giấy nhám để đánh bóng. Công việc này thực hiện hoàn toàn bằng tay và mất khoảng vài giờ tuỳ theo bồn cũ hay mới.

“Nhiều lúc, chất bẩn văng trúng người, trúng mặt, mùi hôi nồng nặc tôi cũng phải hy sinh để quên đi mà mưu sinh, vì đây là nghề lao động chân chính, không có gì phải sợ”.

“Độ” bồn cũ để bán cho người nghèo

 

Tuy nhiên, nghề này còn đối diện với nhiều rủi ro về sức khoẻ từ các bồn cầu cũ.
Nghề này còn đối diện với nhiều rủi ro về sức khoẻ từ các bồn cầu cũ.

Những bồn cũ đã qua bàn tay lành nghề của ông Dũng không khác nào hàng mới. Giá bán cũng tuỳ loại, trung bình dao động từ 600 đến 800.000 đồng mỗi cái. Khi thành phẩm, mỗi cái ông bán lời khoảng 100 đến 150.000 đồng.

Phân khúc thị trường của ông Dũng khá đa dạng, nhưng phần đông là người có thu nhập trung bình trở xuống. Hoặc bán cho những ông chủ cần số lượng lớn để kinh doanh nhà trọ.

Tuy nhiên, khách hàng thân thiết nhất của ông chủ yếu là người nghèo có thu nhập thấp, vì không đủ khả năng mua đồ mới. Những người này thường mua loại bồn có giá từ 80.000 đến 100.000 đồng về sử dụng.

Theo ông Dũng, một chu kỳ bồn cầu trao tay ở tiệm đa phần đều qua ba đời chủ. Đầu tiên người giàu sử dụng bồn xịn, đắt tiền. Một thời gian sau người này không sử dụng bán lại cho ông. Tiếp đến là người thu nhập trung bình đến mua (vì nó vẫn còn mới và có thương hiệu lớn), một thời gian không còn sử dụng nữa, ông cũng thu lại. Sau cùng mới đến tay người nghèo nhất chỉ vì giá cả trở nên rẻ gấp nhiều lần so với trước kia.

Ông Dũng cho hay, luôn hiểu tâm lý người nghèo khi họ tìm đến, có khi, họ mua những bồn rẻ nhất mà không dám đòi hỏi gì. Hay có trường hợp khi mang đi lắp đặt tại nhà, thấy hoàn cảnh khó khăn ông cũng giảm giá hoặc cho luôn mà không lấy tiền.

Tuy vậy, đối với ông Dũng niềm hạnh phúc lớn nhất khi làm nghề là khi có khách đến mua, được người khác trầm trồ khen sạch đẹp như mới là ông cảm thấy rất vui. Hoặc khi lắp đặt bồn cũ nhiều người còn quay lại cảm ơn ông đều thấy mãn nguyện với công việc của mình.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

Gặp người phụ nữ 78 năm tuổi Đảng

(GLO)- Chúng tôi không khỏi xúc động khi mới đây được trò chuyện với bà Nguyễn Thị Thành-nguyên Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, người phụ nữ năm nay 95 năm tuổi đời, 78 năm tuổi Đảng với sự mẫn tiệp hiếm thấy.

Cán bộ, chiến sĩ Đội chữa cháy và cứu nạn cứu hộ khu vực Ayun Pa chữa cháy kho mì tại thôn Plei Tăng A, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Lính cứu hỏa trên mặt trận không tiếng súng

(GLO)-Nghề nào cũng có vinh quang riêng, song với cán bộ, chiến sĩ phòng cháy và cứu nạn cứu hộ, bên cạnh niềm tự hào nghề nghiệp còn là sự hy sinh thầm lặng. Trên mặt trận không có tiếng súng, không có tội phạm nhưng muôn vàn nguy hiểm, họ luôn dốc hết sức mình vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Cán bộ Đoàn, ĐVTN cùng lực lượng quân đội đóng góp ngày công để đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ở cho người dân. Ảnh: P.L

Xóa nhà tạm-Kiến tạo tương lai - Kỳ 2: Góp gạch hồng dựng xây mái ấm

(GLO)-Phong trào chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đang lan tỏa trên địa bàn tỉnh Gia Lai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Mỗi tấm lòng, mỗi hành động đều hiện thực hóa mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau” trên hành trình góp gạch hồng dựng xây mái ấm, giúp người dân an cư, lạc nghiệp.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

Những bưu tá mang báo Đảng tới vùng biên

(GLO)- Trong thời đại mà mỗi người đều có smartphone, mạng xã hội nhảy số từng giây, vẫn có những người đều đặn chờ báo giấy để đọc từng mục, gạch từng dòng. Vì lẽ đó, ở xã vùng sâu, xã biên giới, bưu tá vẫn lặng lẽ mang báo Đảng đến tay các cán bộ cơ sở, đảng viên, người có uy tín...

null