Ngồi nghe mưa khát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày đại dịch Covid-19 hoành hành khắp thế giới, lòng người đang lo toan rất nhiều điều, nhất là nâng cao ý thức để góp phần sớm đẩy lùi dịch bệnh, lại nghe chuyện xâm mặn ở miền Tây. Sóng nước Cửu Long ngày xưa vốn dĩ nổi tiếng màu mỡ phù sa vun đắp đôi bờ, nay cạn khô kiệt nước. Bỗng thèm những cơn mưa xanh rào tuổi thơ ngày xa xưa quay quắt.

Từ trong the thắt mong chờ, một chiều thị thành hối hả, mưa đầu mùa về rào rạt, mừng quá đỗi. Vậy là phương Nam đã bắt đầu vào mùa mưa. Mọi người hồ hởi bởi sau những ngày dầu dãi nắng, cơn mưa như khơi những dịu dàng trong lòng người.

 

 Minh họa: HOÀNG ĐẶNG
Minh họa: HOÀNG ĐẶNG



Mưa luôn nhắc nhớ về kỷ niệm. Nhiều đôi lứa yêu nhau, ít nhất cũng đã một lần đi trong mưa mà nghe lòng mình ấm áp. Nhớ một lần, người bạn học từ nước ngoài về thăm, bạn hỏi nơi nào ở thành phố này ngắm mưa đẹp nhất. Vậy là hai đứa đến một quán cà phê của một tòa nhà cao tầng, ngay lúc trời kéo mây xám xịt. Từ trên cao nhìn xuống phố thấy mọi người hối hả vội vã tránh mưa. Bạn nói hồi đó mình cũng đạp xe ngang con đường này, lúc trời nổi gió, mấy trái dầu rụng, xoay tròn rồi rơi lả tả. Hai đứa đạp xe trong mưa dọc vài con đường rồi cười khúc khích. Lạnh đến run rẩy, môi lập cập mà lòng phơi phới.

Nay lớn rồi, mình ngồi cùng nhau, bên tách cà phê nóng, thơm mùi Robusta, nhìn mưa trĩu trịt ký ức mà mỉm cười. Gió hắt hạt mưa đọng hơi bám mờ ô cửa kiếng, không thể nhìn rõ phía dưới đường. Nhưng ký ức một khi đã gói gọn trong lòng mình rồi thì khó có thể nhòa đi. Có chăng nó chỉ lặng sâu một lúc nào đó, chỉ cần chín mùi là lại trỗi dậy, dâng tràn trong tâm khảm.

Bận đó, hai đứa ngồi chờ cơn mưa chiều tan ra, phố mềm ướt và thoảng se se. Đi bộ trên những con đường lát gạch nghiêng nghiêng, nhặt những trái dầu rồi tung lên trời. Nhìn cánh dầu xoay xoay, nghe tiếng cười âm ba theo từng cơn sóng lòng. Mình của hồi hai mươi năm về trước, nhìn nhau hồn nhiên, nắm tay đi trên phố rất đỗi bình yên. Mình của bây giờ, chẳng thể nắm tay nhau nữa, vì ngại ngùng những sóng gió ngoài kia. Bước chân chiều ấy, song hành mải miết đến khi trăng chênh chếch lấp ló trên nền trời thẫm đen. Con đường chia hai lối, song song vẫn cứ là song song. Mình lớn rồi, nên biết chắc một điều, những con đường song song không bao giờ giao nhau.

Mình cùng quê miền Tây, hồi đó mỗi lần phố mưa, hay nhìn nhau hỏi, biết quê mình có mưa về chưa? Câu hỏi này, chiều nay mình vẫn hỏi. Thương những trông ngóng mong chờ của bao người nơi đây. Bao đứa con miền Tây ngược cầu Rạch Miễu, xuôi dòng đời đưa đẩy lên thị thành để mưu sinh. Những người già cố bám víu lại nơi đây mong chờ một ngày mưa về dâng đầy vụ mùa tươi tốt. Lúa tràn đồng, cá lội đầy sông. Mong chờ và hy vọng. Da diết và khắc khoải.

Mưa lên đi, mưa xuôi về miền Tây, cho đất khô cằn trở mình bừng dậy những khát khao xanh. Mưa lên đi, cho lòng người tươi mát. Mưa lên đi, những cơn mưa trên quê hương mình!

Theo TỐNG PHƯỚC BẢO (baodanang)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.