Nghệ sĩ ưu tú nhiều quá thì sẽ không còn ưu tú nữa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Dự thảo Nghị định quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú (sửa đổi), bổ sung đối tượng xét tặng danh hiệu ngoài “nghệ sĩ biểu diễn”, có thêm “người sáng tạo tác phẩm văn hóa, nghệ thuật”. Liên quan đến quy định mới này, đã bùng nổ nhiều tranh cãi.

Nhà văn, nhà thơ cũng là người sáng tạo tác phẩm văn hóa, vậy họ có được xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú hay không? Tương tự, nhạc sĩ, họa sĩ, nhiếp ảnh gia, điêu khắc gia, đều là những người sáng tạo tác phẩm văn hóa, vậy họ có được xét tặng các danh hiệu này?

Sáng tạo tác phẩm văn hóa là lĩnh vực quá rộng, nếu đưa ra để xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, thì e rằng, đến lúc “ra ngõ gặp nghệ sĩ nhân dân”.

Nhà văn, nhà thơ, chỉ cần gọi như thế là đủ, không việc gì phải Nghệ sĩ ưu tú hay nhân dân. Điều làm nên tên tuổi của họ chính là tác phẩm có giá trị, tồn tại trong đời sống văn chương, trong lòng bạn đọc, không phải là những danh hiệu. Chính vì thế, nhiều nhà văn lên tiếng họ không muốn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân.

Tương tự, nhiều kiến trúc sư cho rằng, kiến trúc không chỉ đơn thuần là nghệ thuật, mà còn là nghiên cứu khoa học, cho nên không nên xét tặng danh hiệu. Công trình kiến trúc được đo đếm bằng thời gian, có khi cả trăm năm, ngàn năm thì danh hiệu nào trong hiện tại có thể tôn vinh được.

Ngay cả nghệ sĩ trong nhóm đối tượng được xét tặng Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, nhiều người chỉ quan tâm đến cống hiến vì nghề, vì nghệ thuật và vì người xem chứ không phải vì danh hiệu. Tên tuổi của nghệ sĩ sống trong lòng công chúng, không phải là danh hiệu nhưng có khi chỉ là hư danh.

Việc quan trọng nên làm hiện nay, đó là xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân thật công bằng, xứng đáng. Bởi vì, chỉ riêng nhóm đối tượng “nghệ sĩ biểu diễn”, việc xét tặng danh hiệu cũng gây ra tranh cãi kéo dài nhiều năm nay.

Có một điều làm giới nghệ sĩ “tâm tư”, đó là làm hồ sơ “xin danh hiệu”. Một nghệ sĩ có cống hiến thực sự, có tài năng thực sự thì công chúng biết đến, giá trị nghệ thuật mà họ tạo ra được khẳng định qua thời gian, qua năm tháng, vậy thì hãy phong tặng danh hiệu cho họ, không việc gì phải bắt họ đi “xin danh hiệu”.

Hãy lựa chọn nghệ sĩ tài năng thực sự để xét tặng danh hiệu, mà tài năng thì không thuộc về số đông. Có quá nhiều Nghệ sĩ ưu tú thì sẽ không còn là ưu tú nữa, có quá nhiều Nghệ sĩ nhân dân thì nhân dân không còn coi trọng nữa.

Có thể bạn quan tâm

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.