Nghệ sĩ Lý Huỳnh qua đời ở tuổi 78 sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nghệ sĩ Lý Hương chia sẻ với Tuổi Trẻ, cha của chị là NSND Lý Huỳnh đã qua đời vào 5h sáng  22-10.
 

NSND Lý Huỳnh là võ sư nổi tiếng miền Nam trước 1975 và là ngôi sao võ thuật của điện ảnh.
NSND Lý Huỳnh là võ sư nổi tiếng miền Nam trước 1975 và là ngôi sao võ thuật của điện ảnh.


Sáng 22-10, nghệ sĩ Lý Huỳnh qua đời tại nhà riêng ở TP.HCM sau nhiều năm bệnh nặng.

Con gái ông, nghệ sĩ Lý Hương, không cầm được nước mắt khi nói với Tuổi Trẻ: "Ba tôi qua đời rồi. Sức khỏe ông yếu quá nên gia đình đưa từ bệnh viện về. Về đến nhà thì ông ra đi. Lúc ông đi, tất cả con cháu, anh em đều có mặt đưa tiễn".

Tang lễ của nghệ sĩ Lý Huỳnh diễn ra tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (TP.HCM). Ngày 24-10, linh cữu sẽ được an táng tại Phúc An Viên, quận 9.

"Nhiều năm nay, ông rất yếu" - Lý Hương cho biết thêm. Nhiều năm qua, Lý Huỳnh sống chung với vợ và con cháu tại quận Tân Bình, TP.HCM. Gia đình ông gắn bó khăng khít.

"Từ khi về Việt Nam, tôi toàn tâm toàn ý chăm sóc ba, đưa ông đi viện rồi chăm sóc ông trong những ngày bị tiểu đường nặng rồi lúc chạy thận. Anh Hùng rất có hiếu nên tôi cũng noi gương anh.

Hai anh em dành thời gian ở bên ba mẹ chứ rất ít khi ra ngoài tìm những cuộc vui. Trong tuần, nhiều ngày tôi cùng tài xế đưa ba đi lòng vòng ra nhà thờ Đức Bà, ra phố đi bộ" - Lý Hương từng kể với người viết.

 

Lý Hùng và Lý Hương chúc mừng sinh nhật ba, NSND Lý Huỳnh, vào đầu năm 2020.
Lý Hùng và Lý Hương chúc mừng sinh nhật ba, NSND Lý Huỳnh, vào đầu năm 2020.


Nghệ sĩ Lý Huỳnh tên thật là Lý Kim Tuyền, sinh năm 1942 tại tỉnh Vĩnh Long. Ông là ngôi sao võ thuật ở miền Nam trước năm 1975, được xếp vào nhóm "Nam Kỳ tứ tú", tức bốn ngôi sao sáng của Nam Kỳ. Năm 1973, ông công khai thách đấu với Lý Tiểu Long.

Từ năm 1972 đến 1989, Lý Huỳnh đóng phim và trở thành ngôi sao võ thuật điện ảnh. Các bộ phim gắn với tên tuổi ông là Long hổ sát đấu, Quái nữ Việt Quyền Đạo, Báu kiếm rửa hận thù, Hải vụ 709...

Theo MI LY (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

“Gạn đục khơi trong” để phát triển văn hóa

(GLO)- Sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất, đời sống văn hóa tại nhiều ngôi làng Bahnar, Jrai có nhiều đổi mới, nhất là xóa bỏ những gánh nặng liên quan đến hủ tục. Nhưng để bảo tồn những giá trị cốt lõi của văn hóa vẫn là một hành trình cần “gạn đục khơi trong”.

“Tổ quốc bên bờ sóng”

“Tổ quốc bên bờ sóng”

(GLO)- Đó là chủ đề cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia do Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nhằm thực hiện kế hoạch tuyên truyền về biển, đảo năm 2025.