Nghệ sĩ 'giữ' Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong khi một số người có xu hướng ngại Tết truyền thống vì những “nhiêu khê” của nó, thì một số nghệ sĩ nổi tiếng lại “mê” Tết cuồng nhiệt.

Họ cố gắng gìn giữ những thói quen chuẩn bị Tết, đón Tết từ “ngày xưa”. Trong các nghi thức được lặp đi lặp lại sau nhiều năm, họ vô tình đã tạo ra cả một cộng đồng yêu Tết truyền thống.

Nồi bánh chưng truyền cảm hứng của ca sĩ Trọng Tấn

Trọng Tấn xuất thân con nhà nghèo, “tôi sinh ở nông thôn, mẹ tôi là nông dân”, từ rất bé đã phải ở nhà một mình, chăm mấy con lợn, đi học thì cũng phải tự lực cánh sinh nên anh khá rành về bếp núc. Ngay cả việc đi chợ chọn nguyên liệu, Trọng Tấn cũng thích tự tay làm.

Những ngày anh đích thân vào bếp, mâm cơm bao giờ cũng phải sắp thêm bát đũa để những đứa em “tình cờ” đến ăn chực. Việc gói bánh chưng, do vậy không làm khó được “ngôi sao nhạc đỏ”.

Vài năm nay, Trọng Tấn thường hay khoe công việc gói bánh của anh lên trang cá nhân, người hâm mộ từ “ngỡ ngàng, ngơ ngác” cho đến “bị nồi bánh của Trọng Tấn lây nhiễm, cũng học gói bánh chưng cho trẻ con biết không khí Tết”.

Hình ảnh ca sĩ Trọng Tấn tự tay gói bánh chưng đã lan tỏa cảm hứng quay về đón Tết truyền thống cho nhiều người

Hình ảnh ca sĩ Trọng Tấn tự tay gói bánh chưng đã lan tỏa cảm hứng quay về đón Tết truyền thống cho nhiều người

Bố mẹ của Trọng Tấn vẫn ở Thanh Hóa nên năm nào cả nhà anh cũng đón Tết ở quê.

“Về quê đón Tết” là một cụm từ luôn gây xúc động cho tôi, cảm giác như không về quê thì không đúng là Tết vậy. Về rồi thì canh cánh với nồi bánh chưng. Ai có việc nấy. Các con tôi giờ cũng có thể phụ giúp gói bánh rồi. Tôi hy vọng thói quen này được trao truyền, cũng như thói quen đón Tết cổ truyền sẽ được gìn giữ. Đối với người xa quê, Tết là một dịp rất quan trọng, nó đồng nghĩa với việc sum họp”, Trọng Tấn kể.

Hình ảnh ca sĩ Trọng Tấn tự tay gói bánh chưng đã lan tỏa cảm hứng quay về đón Tết truyền thống cho nhiều người.

Hình ảnh ca sĩ Trọng Tấn tự tay gói bánh chưng đã lan tỏa cảm hứng quay về đón Tết truyền thống cho nhiều người.

Anh Nguyễn Sơn Huy (1987) được câu chuyện gói bánh chưng của ca sĩ Trọng Tấn truyền cảm hứng đã sáng lập ra nhóm “Luộc bánh chưng làm ấm Tết” bắt đầu hoạt động từ Tết 2019. Ban đầu, nhóm có quy mô nhỏ (chỉ gồm 3 thành viên cốt cán) nên hoạt động chủ yếu ở Hà Nội.

Theo đó, “Luộc” (tên gọi tắt của nhóm) đến những khu vực tập trung nhiều dân nghèo, dân ngụ cư ở Hà Nội để nổi lửa luộc bánh rồi đem tặng người dân. Năm đầu tiên, có 7 nồi bánh được thực hiện, mang đến “một chút ấm” cho dân ở xóm chợ Long Biên. Năm vừa rồi, “Luộc” đã tổ chức được 36 nồi bánh ở Hà Nội và các vùng phụ cận. Người lớn được nhóm tặng bánh chưng, còn trẻ em thì được lì xì bằng sách.

“Chúng tôi hoạt động hoàn toàn bằng tiền quỹ cá nhân, mong muốn lớn nhất là lan tỏa chút ấm áp, chút quan tâm, chút niềm vui cho những người nghèo, người xa quê. Không gì khiến người ta nghĩ nhiều đến Tết và cảm nhận được Tết cho bằng một nồi bánh chưng sôi lục bục trong đêm mùa đông.

Đầu tiên nhóm chỉ gói và tặng bánh chưng, người nhận thích lắm. Năm thứ hai còn có nhiều người đến góp củi, cùng chúng tôi gói và canh bánh. Bắt chước mô hình của anh Trọng Tấn, mấy thanh niên giỏi guitar trong nhóm mang theo đàn, vừa ngồi canh bánh vừa hát theo yêu cầu khán giả.

Có một số trẻ em ham vui theo cùng. Thế là nhóm nảy ra ý kiến tặng sách cho bọn nhỏ. Một năm sau gặp lại, tôi rất vui vì có những em giữ gìn cuốn sách rất cẩn thận bằng cách lấy lịch block bọc bìa như kiểu các 7X, 8X ngày xưa bọc bìa sách giáo khoa. Nhiều lúc mơ mộng tôi nghĩ rằng, khi những đứa trẻ này lớn lên, có khi nào chúng nó sẽ nhớ đến niềm vui vô tư khi ngồi canh nồi bánh cùng bố mẹ, mà rồi cố gắng gìn giữ, duy trì nồi bánh đó, để những tốt đẹp xưa cũ không bị mất đi”.

NSƯT Chiều Xuân: Chưa bao giờ ngại Tết!

Không khí Tết truyền thống mà NSƯT Chiều Xuân rất chịu khó chia sẻ trên trang cá nhân của mình rộn ràng từ khoảng đầu tháng Chạp. Còn Tết nhà chị thì chính thức bắt đầu từ 26-27 Tết. Mấy năm nay, có nhà vườn ở Sơn Tây, vợ chồng Chiều Xuân – Đỗ Hồng Quân thường thu xếp rủ bạn bè cùng đến để chuẩn bị Tết.

Chị kể: “Ở đó có sẵn củi, trong vườn lại trồng được một vạt lá dong, chỉ cần đụng thêm con lợn là ngả cỗ được rồi. Thích nhất là những ngày cận tháng chạp gió bấc mưa phùn, ngồi trong nhà đốt lò sưởi, luộc bánh chưng và nướng ngô khoai. Cảm giác như cả mùa đông phải ở lại ngoài cửa ấy”!

Mẹ con NSUT Chiều Xuân giữ thói quen mặc áo dài Tết bát phố và đi lễ chùa

Mẹ con NSUT Chiều Xuân giữ thói quen mặc áo dài Tết bát phố và đi lễ chùa

Trình độ gói bánh của chị thế nào?

Không dám khoe đâu, nhưng chồng tôi gói giỏi. Và thời gian gần đây thì hay rủ thêm hoạ sĩ Hoàng Hà Tùng đi cùng, để có thêm đỉnh cao mà phấn đấu. Anh Tùng gói bánh chưng khéo lắm, gói tay, gói khuôn đều được. Cái nào cũng vuông vức, điệu đà, vì anh ấy là hoạ sĩ mà.

Nhiều nữ nghệ sĩ tâm sự rằng, dù siêu thị hiện đại đến đâu, họ vẫn thích đi chợ Tết, nhìn ngó, mặc cả và tự tay lựa những thứ đồ ăn ngon lành nhất. Đó không chỉ là thói quen mà còn là một thú vui nữa. Chị thì sao?

Tôi cũng vậy. Tôi thích lai rai đi sắm Tết từ trước đó cả tháng trời. Từ đầu tháng Chạp vợ chồng có dịp đi công tác xa ở đâu cũng có ý thức lựa mua những sản vật của địa phương về để dành Tết dùng dần. Chẳng biết có phải vì tâm lý không mà như vậy mình ăn uống thấy ngon lành hơn hẳn. Thấy như mình đang ăn không chỉ tinh hoa của Hà Nội mà còn là miếng ngon vật lạ của rất nhiều vùng quê khác nhau.

Một gia đình hiện đại như nhà chị còn giữ thói quen làm cơm tất niên không?

Có chứ. Năm nào cũng thế, cả nhà bận đâu thì bận, đêm 30 cũng quây quần làm cơm cúng gia tiên và cùng ăn uống. Bất ngờ nhé, trong những vụ thế này anh Quân đều là người đứng bếp.

Đúng là ngạc nhiên, vì chị bận diễn phải không?

Không. Vì anh Quân nấu giỏi và thích nấu nướng. Tôi làm nhiệm vụ chợ búa và chuẩn bị nguyên vật liệu. Tất nhiên, bữa đó thì cũng làm chân chạy vòng ngoài.

Những món Tết nhất định phải có trong mâm cỗ nhà chị là gì?

Đĩa thịt đông ninh thật nhừ. Nồi cá kho ăn được cả xương, vừa dẻo, vừa bùi. Và bát canh măng. Riêng món này cầu kỳ nhất, và mất thì giờ nhất. Măng phải dành dụm từ trong năm, những khi có dịp đi công tác xa là mua sẵn. Rồi trước Tết khoảng 10 ngày thì ngâm măng, ngâm đi ngâm lại, luộc đi luộc lại cho đến khi măng trắng, mềm, tước bỏ hết miếng già, sau đó mới đem ninh với chân giò hoặc thịt ngan. Nhà tôi thường làm hai nồi, nồi chân giò ninh nhừ ăn trước, nồi măng ngan ninh vừa ăn sau.

Đêm giao thừa chị có thói quen ra đường không?

Chúng tôi thường chỉ xuống đường thôi (nhà Chiều Xuân ở ngay phố Nguyễn Thái Học - Hà Nội), ngại ra đường vì lúc này thường rất đông. Mấy năm nay thì thường ngồi nhà, ăn quất hồng bì của chị gái làm cho, xem Táo quân rồi cười nghiêng ngả với nhau. Đến đúng 12 giờ đêm Giao thừa thì bật cho máy bơm nước chạy vì tôi nghĩ nước đem lại nguồn sống cho con người và đó cũng là dấu hiệu của sự tốt lành. Nước đầy sẽ đem lại cảm giác về một cuộc sống sung túc đầy đủ như mọi người vẫn ví von là “tiền vào như nước”, vả lại nó cũng thể hiện mong muốn tình cảm trong nhà, ngoài ngõ lúc nào cũng tràn đầy như nước. Qua giao thừa là bố mẹ con cái mừng tuổi vòng tròn cho nhau. Rất vui!

Như vậy, sáng mùng 1 sẽ bắt đầu rất muộn?

Không. Năm nào cũng thế, sáng mùng 1 là chúng làm cỗ cúng gia tiên, để giữ lửa trong nhà. Sau đó cả nhà kéo nhau sang bà ngoại chúc Tết. Rồi thì rồng rắn lên chùa Tảo Sách, năm nào cũng chụp ảnh. Tôi thích việc đi chùa, nó khiến mình có cảm giác thanh thản. Cũng học được nhiều từ đạo Phật, bớt nóng giận hơn, bớt tham sân si.

Một số phụ nữ than phiền rằng họ sợ Tết vì cảm giác bận bộn và bị nghĩa vụ bủa vây, chị thì sao?

Đúng là khi Tết gần đến thì có sợ thật. Nhưng Tết đến rồi thì lại muốn quẳng tất cả mọi gánh lo để mà tận hưởng không khí nhàn rỗi. Cảm giác lúc này chỉ còn là hạnh phúc thôi!

Có thể bạn quan tâm

Hai lần trinh sát Trường Sa

Hai lần trinh sát Trường Sa

Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....

Những người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

E-magazineNhững người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

(GLO)- Đồng hành cùng sự sáng tạo, đổi mới của người trẻ, các tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn trở thành bệ phóng, giúp họ tự tin bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc sâu rộng trong cộng đồng.

Kỳ tích cao su vươn mình trên xứ sở Angko - Kampong Thom: Kỳ cuối-Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

Cao su vươn mình trên xứ sở Angkor - Kampong Thom: Kỳ cuối - Đời sống người lao động ngày càng nâng cao

(GLO)- Bên cạnh xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Cao su Chư Sê - Kampong Thom luôn quan tâm cải thiện đời sống cho hơn 3.300 lao động tại Campuchia với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng.

Chuyện cả gia đình làm cách mạng - Kỳ 1: Gia đình anh hùng

Chuyện cả gia đình làm cách mạng - Kỳ 1: Gia đình anh hùng

Về miền trong đã lâu nhưng thói quen uống trà từ ngày trên đất bắc, ông Hồ Bút vẫn còn giữ. Bên ấm trà nghi ngút khói, qua lời kể của mình, ông đưa tôi về lại làng Tam Hải, huyện Núi Thành (Quảng Nam), nơi ông sinh ra và lớn lên những ngày tháng tươi đẹp đầu đời, những ngày được ở bên ba mẹ.