Ngày Quốc khánh, nhắc lại bài học về lợi ích quốc gia, dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thành quả của ngày hôm nay chính là dựa trên một nền tảng vững chắc, đó là tinh thần đại đoàn kết dân tộc với những con người đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết.
 

Trong những câu chuyện về Ngày Quốc khánh 2.9.1945, có câu chuyện về ngôi nhà 48 Hàng Ngang - nơi được Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn để viết bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đó là căn nhà của một trong những thương nhân giàu có nhất, nằm trên con phố sầm uất nhất Hà Nội lúc bấy giờ. Các nhà sử học lý giải: “Bác Hồ tin rằng, người giàu cũng có lòng yêu nước. Người nghèo cũng có lòng yêu nước. Ai cũng có lòng yêu nước. Điều này thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tinh thần đặt lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc lên trên hết”.

Cũng cần phải nhớ rằng, khi cuộc Cách mạng tháng Tám  nổ ra là lúc mà tiềm lực của đất nước và nhân dân hầu như kiệt quệ. Kiệt quệ bởi trước đó gần 2 triệu đồng bào vừa chết tức tưởi trong nạn đói kinh hoàng. Ấy vậy mà khi lệnh tổng khởi nghĩa do Việt Minh ban ra, ngay lập tức đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các giới đồng bào cả nước.

Nếu không có sự ủng hộ của nhân dân, không quy tụ được sức mạnh vĩ đại của nhân dân, làm sao có thể thành công nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn như vậy? Đó là sự dấn thân và hy sinh không cần tính toán, đong đếm của các thế hệ người Việt Nam khi ấy.

Rõ ràng, khi lợi ích quốc gia, dân tộc được đặt lên trên hết, chắc chắn sẽ được nhân dân đồng tình ủng hộ. Khi những nhà lãnh đạo thật sự vì dân, vì nước, nhân dân sẽ ủng hộ, tin tưởng và đi theo. Khi trái tim, khối óc của lực lượng lãnh đạo hòa cùng nhịp đập, suy nghĩ trong niềm vui và nỗi đau của dân tộc mình, chắc chắn sẽ được nhân dân ủng hộ. Và khi nào lực lượng lãnh đạo khơi trúng mạch nguồn, tình dân tộc, nghĩa đồng bào, tinh thần đoàn kết của các tầng lớp nhân dân - sức mạnh to lớn nhất đưa đất nước đi lên sẽ được khơi dậy.

75 năm sau, bài học về nghĩa đồng bào và tinh thần vì nước vẫn còn đó, soi rọi và thức tỉnh mỗi người.

Dịch COVID-19 để lại nhiều hậu quả. Nhưng chính lúc khó khăn, tinh thần đoàn kết, nghĩa đồng bào được thể hiện rõ nét nhất. Đó là những câu chuyện sẻ chia với những ATM gạo, về những em nhỏ nhường nhịn từng suất ăn sáng để ủng hộ chống dịch. Là người nghèo góp ít, người giàu góp nhiều, nắm tay nhau theo tinh thần lá lành đùm lá rách.

Nhưng cũng chính là lúc này, với công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng - tiêu cực thì vẫn còn đó những cá nhân, dù ở cương vị cấp cao đã coi lợi ích cá nhân, lợi ích của gia đình cao hơn lợi ích quốc gia, lợi ích của dân tộc.

Đọc những dòng tin trên báo không khỏi đau xót, có người từng là “tư lệnh” của cả một lĩnh vực, có người từng được phong Anh hùng lực lượng vũ trang… đã quên đi bài học “đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết” mà vun vén, tham nhũng rồi rơi vào vòng lao lý.

“Cắt bỏ cành sâu mục để cây phát triển”. Đó là việc phải làm và Đảng, Nhà nước đã, đang làm.

Những quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong chống dịch COVID-19 và chống “dịch” tham nhũng, tiêu cực càng làm cho chúng ta thêm niềm tin vào con đường mà Đảng, Bác Hồ, nhân dân, dân tộc ta đã chọn từ 75 năm trước.

Đoàn kết và đặt lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia lên trên hết sẽ mang lại phồn vinh, hạnh phúc và thịnh vượng.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/ngay-quoc-khanh-nhac-lai-bai-hoc-ve-loi-ich-quoc-gia-dan-toc-832428.ldo
 

Theo Hoàng Lâm (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...