Ngày đầu trong quân ngũ - Kỳ cuối: Tôi thích đi bộ đội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vào quân ngũ, cùng với sự trưởng thành từng ngày, mỗi tân binh dần ý thức được sự thiêng liêng cũng như nhiệm vụ của bản thân khi khoác lên mình màu áo xanh bộ đội.


Nhiều tân binh mong muốn sau hai năm quân ngũ sẽ tiếp tục được cống hiến lâu dài và trở thành người quân nhân giỏi.

Con gái nối nghiệp cha

Hỏi vào quân ngũ có vất vả không? Tất cả tân binh đều gật đầu. Nhưng nếu được chọn lựa lại? Các bạn trẻ nói vẫn chọn quân ngũ.

 

Giờ tập thể lực của tân binh.
Giờ tập thể lực của tân binh.

Với nhiều người, mong ước trở thành bộ đội đã có từ ngày còn bé, như nữ tân binh Trần Huỳnh Lệ Huyền (24 tuổi, quê Kiên Giang) có cha là bộ đội.

“Từ nhỏ mình đã thích bộ quân phục của cha. Nhiều lần mình lấy áo quân phục của cha để mặc. Lúc đó mới học lớp 6 nên mình lọt thỏm trong chiếc áo rộng rinh quá gối. Cha nhìn cười quá trời, bảo ráng học giỏi rồi theo cha làm bộ đội”- Huyền kể.

Ước mơ vậy nhưng đợt thi ĐH thì các trường quân đội không tuyển nữ, cô gái này chọn Trường ĐH Kinh tế - luật (TP. HCM).

Với chiều cao 1,7m, gương mặt xinh xắn (Huyền lọt top 40 Hoa hậu Việt Nam năm 2014, top 25 Người đẹp Việt Nam năm 2016), tốt nghiệp ĐH với tấm bằng giỏi, đang học lên cao học song Lệ Huyền đã tạm gác lại tất cả để vào quân ngũ.

“Nghe tin năm nay có tuyển nữ tham gia nghĩa vụ quân sự, mình liền nộp đơn xin được đi. Mình thích làm bộ đội lắm. Nhà chỉ có hai chị em gái nên mình nối nghiệp cha luôn”- Lệ Huyền cho biết.

Cô tân binh có chiếc răng khểnh rất duyên Lê Huyền Anh Thư (22 tuổi, TP.HCM) cũng yêu màu áo xanh từ nhỏ khi có cha là bộ đội.

Ngay từ nhỏ Thư đã vào chỗ làm của mẹ (mẹ làm ở căngtin của một đơn vị quân đội) nên môi trường quân đội đã thân quen với Thư.

Học ngành y, ra trường đi làm với công việc ổn định nhưng cơ hội trở thành “cô bộ đội” đến, Thư nắm bắt ngay.

Còn tân binh Phạm Nữ Dương Kiều (22 tuổi, Bình Thuận) kể mình “gốc gác nông dân hoàn toàn”.

Kiều tâm sự học lớp 4 đã biết đi gặt lúa, đi bón phân cho khoai mì, đi làm cá ngoài chợ để kiếm tiền. Thời sinh viên, Kiều đi làm đủ việc, từ phục vụ quán cà phê, bán đồ ở shop, làm PG, MC, tham gia văn nghệ...

Với sự năng nổ, dạn dĩ ấy, Kiều trở thành cộng tác viên ban văn nghệ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận - đó cũng là cái duyên để Kiều được tiếp xúc và yêu môi trường quân đội.

Tốt nghiệp ngành sư phạm ra trường, Kiều dạy ở trường mầm non được 3 tháng. Một buổi trưa, Kiều nhận được cuộc gọi từ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận: “Con có muốn đi bộ đội không? Nếu có thì con viết đơn tình nguyện nhập ngũ...”.

Vui nhưng lưu luyến những em nhỏ bi bô hồn nhiên, lo lắng vì lúc này cha mẹ đều phải nằm viện. Vượt qua tất cả, Kiều đã chọn quân ngũ.

“Ngày mình đi, chỉ có một mình. Lúc mặc bộ quân phục vào, mình gọi cho cha mẹ, nói: Mẹ vô ngó coi bộ quân phục con mặc có đẹp không?” - Kiều chia sẻ. Dù ốm bệnh nhưng cha mẹ Kiều vẫn đến chia sẻ với con gái.

 

Chúng tôi là đồng đội bên nhau: các nữ tân binh của trung đội 1, Đại đội bộ binh 1.
Chúng tôi là đồng đội bên nhau: các nữ tân binh của trung đội 1, Đại đội bộ binh 1.

Mong phục vụ lâu dài

Đó là tâm sự của tất cả các nữ tân binh - những cô gái đôi mươi viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Để chính thức mặc lên mình bộ quân phục, tất cả các cô gái trẻ đều đã học xong một ngành nghề (tốt nghiệp trung cấp trở lên).

Với trình độ chuyên môn ấy, sau hai năm quân ngũ, các cô gái đều mong muốn được tiếp tục cống hiến lâu dài. Lệ Huyền, tốt nghiệp ĐH chuyên ngành luật hình sự, mong muốn được trở thành một trinh sát trong quân đội.

Để làm được điều đó, những ngày đầu tiên đặt chân vào quân ngũ, Huyền đã nỗ lực học tập, rèn luyện, nhất là rèn luyện thể lực, học hỏi khả năng quan sát, nắm bắt tình hình. “Mình luôn suy nghĩ cái gì nam giới làm được thì nữ giới cũng làm được” - Lệ Huyền nói.

Trong 100 tân binh nữ, rất nhiều tân binh đã tốt nghiệp ngành y, dược.

“Mình đã đi làm được một năm nhưng vẫn vào quân ngũ vì yêu thích, cũng để bản thân trưởng thành hơn. Sau này, nếu quân đội cần, mình cũng mong được ở lại, trở thành một người quân y để chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho đồng đội”- Nguyễn Thị Linh (23 tuổi, quê Đak Lak) nói.

Nhiều tân binh đã chia sẻ những suy nghĩ thật đẹp, đó là được một lần trở thành người quân y khám chữa bệnh cho bộ đội, ngư dân ở Trường Sa.

Chiến sĩ Phạm Huỳnh (22 tuổi, hiện đóng quân tại tiểu đoàn kiểm soát quân sự 31, đại đội kiểm soát quân sự 3, Bộ Tư lệnh TP. HCM) cho biết bạn nộp đơn tình nguyện đi nghĩa vụ quân sự khi đang theo học năm hai ĐH FPT ngành quản trị kinh doanh - tài chính và được gia đình ủng hộ.

Bạn cho biết bản thân lúc đầu cũng ít nhiều băn khoăn vì thấy bạn bè lo lắng với lựa chọn này của mình, nhưng giờ bạn hoàn toàn tự tin về quyết định ngày nào.

Huỳnh có nguyện vọng thi đậu vào Trường ĐH Trần Đại Nghĩa, học khối sĩ quan kỹ thuật. Nếu đậu thì Huỳnh sẽ cố gắng hết sức học tốt để biến ước mơ trở thành một chiến sĩ quân đội thành hiện thực.

Chiến sĩ, đảng viên trẻ Lê Minh Nhựt (24 tuổi, đóng quân tại tiểu đoàn 3, Trung đoàn Gia Định, Bộ Tư lệnh TP.HCM) nói khát khao được phục vụ lâu dài trong quân ngũ có trong bạn từ rất lâu.

Học xong lớp 12, tham gia công tác Đoàn ở địa phương (Nhựt từng là phó chủ tịch Hội LHTN VN của P.Nguyễn Cư Trinh, Q.1), gặp gỡ thanh niên và công tác dân vận nhiều nên quyết định tự nguyện nộp đơn đi nghĩa vụ, vừa thực hiện nghĩa vụ công dân, đặc biệt là một đảng viên trẻ, vừa muốn học hỏi được nhiều điều bổ ích từ đó trưởng thành hơn trong cuộc sống sau này.

“Nếu bản thân không đủ tiêu chuẩn, yêu cầu từ quân đội thì tôi sẽ tiếp tục quay trở về công tác Đoàn tại địa phương. Nhưng đó là “nếu”, còn hiện tại tôi đang quyết tâm thực hiện mơ ước này” - Minh Nhựt khẳng định.

Đây cũng là suy nghĩ của bạn Vũ Lê (25 tuổi, đóng quân cùng đơn vị), người từng tốt nghiệp kỹ sư xây dựng công trình (ĐH Thủy lợi) và ước mong được ở trong hàng ngũ quân đội lâu dài.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.