Ngày đầu trong quân ngũ - Kỳ 2: Một ngày thật dài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

5 giờ 15 phút, trời còn tối đen nhưng tiếng còi vừa tuýt lên, các nữ tân binh nhanh chóng chạy xuống sân để tập thể dục, lượm rác, quét dọn sân trường, bắt đầu một ngày mới.

Các tân binh trong một bài tập thể lực
Các tân binh trong một bài tập thể lực


Bơ phờ

Tại Trường Quân sự Quân khu 7 (quận 12, TP. Hồ Chí Minh), bữa ăn sáng diễn ra nhanh chóng. Bữa sáng tân binh cũng ăn cơm để chắc bụng, đủ năng lượng tập luyện. Ăn sáng xong có 30 phút để chuẩn bị dụng cụ học tập. Nhiều tân binh tranh thủ sửa lại nội vụ cho vuông vức.

7 giờ sáng, tất cả tập trung để ra thao trường cách đấy hơn nửa cây số. Vào quân ngũ, tân binh nữ chẳng kém cạnh chàng trai nào: cũng súng, thuốc nổ, lựu đạn, lăn lê bò toài ngoài thao trường.

Mỗi nữ tân binh được phát một bao xe (túi đựng đạn), cuốc (hoặc xẻng) cột sau lưng, trên vai vác thêm súng. Cùng đó, tay ôm bao cát để kê ngắm bắn, bia, cờ... Đến phiên ai trực thì mang thêm bình nước uống 20 lít ra thao trường.

“Hồi xưa học quân sự, súng hết date nhẹ hều. Súng này là súng mới, súng thiệt nên nặng. Đã thế trên người còn phải đeo quá trời thứ nặng dữ lắm. Bữa nào mệt trong người là em muốn xỉu luôn”-một tân binh nói. Tuy nhiên trước mặt chỉ huy, không ai than thở câu nào.

Thao trường là một bãi cỏ. Trung úy Thạch Thanh Nhã-Trung đội trưởng Trung đội 3 - cho biết hôm nay tân binh nữ sẽ học phát hiện, quan sát mục tiêu, tập ngắm chụm, ngắm trúng.

“Nằm chuẩn bị bắn” - tiếng hô đều đặn vang lên. Đến lượt mình, các tân binh lên thực hành. Lúc này ai cũng lấm lem, người đầy đất cát. Tân binh Anh Thư (TP.HCM) cho biết súng nặng nên mỏi tay, lúc ngắm mắt bị chói nắng nên những lần sau kết quả thường không tốt bằng lần trước. Không nản chí, mọi người cố gắng luyện tập.

Một tân binh giơ ngón tay bị bầm máu đen bên trong, bảo do bị kẹp tay lúc kiểm tra súng. Do chưa quen nên những giờ ra thao trường vất vả nhất đối với các tân binh nữ.

Gần trưa, khi chuẩn bị tập trung lại để nghe nhận xét về buổi học sáng thì tân binh Nguyễn Kim Ngọc Thủy ngất xỉu. Tiểu đội trưởng vội vàng cõng Thủy về phòng, tân binh Ninh Quỳnh vội vàng chạy theo bạn.

Sau khi nằm ở phòng y tế, đồng đội dìu Thủy lên phòng nằm và mang cơm về tận phòng cho Thủy.

“Trong người em cũng hơi mệt mệt. Em vô tình đập báng súng vào mặt, lúc đó đau quá em choáng, không biết gì nữa” - Thủy vừa nói vừa ngồi dựa vào tủ, bơ phờ nhưng cũng cố xúc cơm ăn để khỏe hơn, chiều lại tiếp tục học tập.

 

 Trung úy Thạch Thanh Nhã - trung đội trưởng trung đội 3 - hướng dẫn nữ tân binh học ngắm bắn
Trung úy Thạch Thanh Nhã - trung đội trưởng trung đội 3 - hướng dẫn nữ tân binh học ngắm bắn


11 chương trình/ngày

Trong khi đó, khu vực các chiến sĩ mới được huấn luyện đặt ở vùng đất Củ Chi đất thép thành đồng nhưng không hề oi bức. Nằm kế một nhánh sông Sài Gòn và “rừng” xà cừ, dầu... nên doanh trại luôn tỏa bóng mát rười rượi.

Chúng tôi đến giờ thảo luận chính trị của Thiếu úy Trần Tuấn Anh-Trung đội trưởng Trung đội 28, đại đội 10 - vào một trưa tháng 3. Dưới những rặng xà cừ lao xao, các tân binh vừa chăm chú lắng nghe vừa ghi chép, mạnh dạn đặt câu hỏi và trả lời các vấn đề được trung đội trưởng nêu ra.

Lịch huấn luyện hằng ngày của các chiến sĩ mới thực hiện 11 chương trình trong ngày, bắt đầu từ báo thức, thể dục sáng cho đến ngủ nghỉ. Bên cạnh các giờ học quân sự, chính trị, kỹ thuật và hậu cần..., các chiến sĩ trẻ phải hoàn thành tốt những điều tưởng dễ mà không dễ như sắp xếp ngăn nắp mùng mền, balô, sinh hoạt nhóm... cũng như tham gia hoạt động thể dục thể thao, tăng gia sản xuất. Các tân binh cũng được tạo điều kiện đọc sách, xem báo, xem tivi... mỗi ngày.

“Mỗi người đến từ những hoàn cảnh sống khác nhau nên thời gian đầu ít ai thấy thoải mái với cuộc sống gắn chặt với tập thể. Tôi cũng tương tự, dù bản thân xác định tự nguyện nhập ngũ để làm gương cho người trẻ trong phường, đã chuẩn bị kỹ về mặt tinh thần khi nhập ngũ.

Nhưng sau lần bị sốt cao và nhận được sự hỏi thăm, chăm sóc rất nhiệt tình từ các chiến sĩ chung tiểu đội- những người vài ngày trước còn hoàn toàn xa lạ - thì tôi rất cảm động. Chúng tôi sớm trở thành anh em từ dạo đó” - Huỳnh Trần Nguyên Hồng (23 tuổi) nhớ lại.

Đầy tự hào khi được khoác trên mình màu áo chiến sĩ, nhưng việc tạm dứt ra hẳn nếp sinh hoạt thường ngày, các mối quan hệ thân thuộc... là điều không dễ với các chiến sĩ mới nhập ngũ - những người trẻ tuổi.

“Từ trước đến nay tôi chưa từng phải hoạt động nhiều với cường độ cao như lịch trình huấn luyện trong đây nên giai đoạn đầu khá chật vật để thích nghi.

Nhưng chỉ sau tuần đầu tiên, tôi cũng như nhiều chiến sĩ khác đã kịp thích nghi và thấy háo hức trước những kiến thức mới mẻ học được như bắn súng thật, kỹ thuật băng bó vết thương...

Chưa kể môi trường học tập, ăn ở tại đơn vị rất tốt, không quá cực như nhiều người vẫn hình dung. Hiện tôi có mong muốn được phục vụ lâu dài trong quân đội” - Vũ Lê (25 tuổi) khẳng định.

Theo Tuoitre
 


Thời gian biểu của tân binh

* Báo thức: 5h15.

* Thể dục, vệ sinh cá nhân: 5h15-6h.

* Ăn sáng: 6h-6h30.

* Kiểm tra sáng, chuẩn bị dụng cụ để học tập: 6h30-7h.

* Học tập: 7h-11h30.

* Ăn trưa: 11h30-12h.

* Nghỉ trưa: 12h - 13h15.

* Học tập: 13h30 - 17h.

* Lau chùi vũ khí, thể thao, tăng gia sản xuất: 17h-17h50.

* Vệ sinh cá nhân: 17h50 - 18h.

* Cơm chiều: 18h - 18h30.

* Hội ý tiểu đội, trung đội, đọc báo, xem thời sự, sinh hoạt học tập, điểm danh: 18h30 - 21h.

* Chuẩn bị mắc mùng đi ngủ: 21h - 21h30.

* Tắt đèn đi ngủ: 21h30.
Tạm xa tình yêu

Quyết định chia tay bạn gái trước ngày nhập ngũ để dồn sức học tập, rèn luyện và coi khoảng thời gian hai năm quân ngũ là thử thách để đo độ nông sâu tình cảm là chia sẻ của chiến sĩ Lê Minh Nhựt (sinh 1993). Đảng viên 24 tuổi này cho biết ba lý do chính bản thân tự nguyện xin nhập ngũ: “Thứ nhất, tôi tin quân ngũ sẽ giúp tôi học được rất nhiều điều. Kế đến, tôi là một đảng viên và ý thức rất rõ vai trò, trách nhiệm của điều này. Cuối cùng, tôi có thời gian dài công tác Đoàn và trong đó có nhiệm vụ vận động các bạn trẻ tham gia nghĩa vụ quân sự. Nếu tôi không thực hiện nghĩa vụ quân sự thì liệu lời nói của tôi có còn thuyết phục?”.


------

“Môi trường quân đội như thổi một sức sống mới, đem lại nhiều giá trị tích cực cho chúng tôi”.

Có thể bạn quan tâm

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.