Ngày 8.3: Hãy nói 'con yêu mẹ' khi còn có thể !

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiều người trẻ ngại ngùng khi nói câu 'con yêu mẹ' để thể hiện tình cảm với đấng sinh thành, nhưng một số người lại cảm thấy hối tiếc khi không còn mẹ để bày tỏ.
Nhiều người mẹ cảm thấy hạnh phúc khi được con quan tâm nhân ngày 8.3 - Ảnh: Shutterstock
Nhiều người mẹ cảm thấy hạnh phúc khi được con quan tâm nhân ngày 8.3 - Ảnh: Shutterstock
Hành động thay lời nói
Huỳnh Thanh Nhàn, 20 tuổi, học tại Trường Nhật ngữ Esuhai Q.Tân Bình, TP.HCM, cho biết là con trai nên rất ngại ngùng khi nói “con yêu mẹ”. Lần cuối Nhàn nói câu “con yêu mẹ” chắc lúc 5 tuổi. “Mỗi người sẽ có cách thể hiện tình cảm của riêng mình, có người thích bày tỏ trực tiếp, có người thích lặng lẽ thể hiện bằng hành động, như mình. Ở cùng với mẹ thì ngày ngày giúp mẹ làm việc nhà, dành thời gian tâm sự trò chuyện, cùng nhau đi mua sắm không để mẹ cô đơn. Ở xa nhà thì bớt chút thời gian mà gọi về mỗi ngày, có điều kiện thì phụ giúp một chút cho gia đình... chỉ cần đặt tấm lòng vào đó, bạn sẽ tự biết phải làm gì để bày tỏ tình cảm với đấng sinh thành. Với mình, những điều đó vẫn tốt hơn những lời nói suông vô nghĩa. Dù là bằng cách nào, chỉ cần thể hiện bằng tấm lòng, thì chắc chắn mẹ sẽ cảm nhận được, chúng ta chỉ hối tiếc khi không làm điều gì cả mà thôi”, Thanh Nhàn cho biết.
Nhiều người trẻ cảm thấy kỳ kỳ khi nói
Nhiều người trẻ cảm thấy kỳ kỳ khi nói "con yêu mẹ" - Ảnh minh họa: Tấn Đạt
Cảm thấy kỳ kỳ, ngại ngùng khi nói con yêu mẹ, chị Nguyễn Thị Phương Thảo, 27 tuổi, trú ngụ tại hẻm 31 Bà Hạt, P.9, Q.10, TP.HCM cho biết nếu chỉ nói yêu mẹ trong một ngày 8.3 hay 20.10 thôi thì chưa đủ, quan trọng là thể hiện bằng hành động.
“Hành động có thể nói lên tình yêu thương của mình một cách rõ ràng nhất. Yêu mẹ thì có nhiều cách, nói yêu mẹ cũng là một cách, nhưng sẽ hay hơn nếu lời nói đó đi đôi với hành động. Như ngày 8.3 mọi năm, mình và đứa em sẽ chuẩn bị cho mẹ một món quà nho nhỏ kèm với một bữa ăn cùng tất cả các thành viên trong gia đình”, Thảo chia sẻ.
Ước gì thời gian quay lại
Có nhiều người trẻ ngại ngùng không nói với mẹ nhưng với một số người không kịp nói với mẹ câu “con yêu mẹ” vì mẹ đã ra đi mãi mãi.
Chị Lê Thị Như Ý, 27 tuổi, trú ngụ tại ấp Giao Hòa B, xã Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, tâm sự thật sự hối tiếc khi không kịp nói câu “con yêu mẹ”. Chị vẫn nhớ năm 2014 đã mua tặng mẹ mình cái áo tết nhưng chưa kịp mặc thì mẹ chị đã ra đi. 
"Chưa bao giờ mình ôm mẹ dù một lần, hối hận vì lúc trước không nghe lời mẹ, lúc nào cũng cãi lại. Hồi còn đi học ở Sài Gòn, lúc ấy mẹ còn sống mỗi lần biết tin mình về quê là điều ngồi phía trước nhà. Bây giờ có gì buồn là mình lại suy nghĩ tới mẹ ngồi khóc một mình, hối hận những sai lầm lúc trước", Như Ý tâm sự. 
Như Ý (bên trái), và Xuân Bách cảm thấy hối tiếc khi chưa kịp nói
Như Ý (bên trái), và Xuân Bách cảm thấy hối tiếc khi chưa kịp nói "con yêu mẹ" - Ảnh: NVCC
Bùi Xuân Bách, 23 tuổi, sinh viên Trường ĐH Cần Thơ chia sẻ: “Các bạn còn mẹ có biết, điều mẹ mình cần đơn giản lắm, mẹ chẳng cần mình làm gì cho mẹ, chỉ cần con của mình biết thương bản thân, tự lo được cho cuộc sống của mình. Nếu yêu mẹ, hãy thử vào vị trí của mẹ mình và xem mình làm gì, trở thành như thế nào để mẹ mình vui thì bạn sẽ biết cách yêu mẹ như thế nào là nhiều nhất”, Xuân Bách tâm tư.

Anh Phạm Thanh Tuấn, chuyên gia tham vấn tâm lý Công ty giáo dục Tomorrow Land TP.HCM, cho biết câu chuyện ngại nói “con yêu mẹ” không phải hiếm gặp. Khá nhiều bạn trẻ thường trả lời: “Không quen sến như vậy”, “Cũng muốn nhưng chẳng dám vì thấy ngại ngại”… đó là một trong những suy nghĩ của các bạn trẻ...
“Tâm lý sợ “sến” khi thể hiện tình cảm với gia đình là hiện tượng có thật, đặc biệt vấn đề này phổ biến ở giới nam, không giống người phương Tây, người Á Đông có xu hướng thể hiện tình cảm theo hướng nhẹ nhàng, từ tốn, kín đáo hơn. Có thể giải thích việc ngại nói lời yêu thương bởi khi còn nhỏ, do không được người lớn khuyến khích những hành động, lời nói thể hiện tình cảm, nên khiến họ nghĩ rằng điều đó không cần thiết. Dần dần nó sẽ hạn chế việc biểu lộ tình cảm với bố mẹ mặc dù trong lòng hết mực yêu thương và thực sự kính trọng”, anh Phạm Thanh Tuấn chia sẻ.
Vị tham vấn tâm lý này còn cho biết, bất kỳ sự yêu thương nào cũng luôn cần phải nói thành lời, hãy dành cho mẹ những câu nói dịu dàng và kính trọng khi còn có thể, bởi khi mẹ đã không còn, có thể nghe bạn nói nữa thì tất cả những điều bạn làm chỉ là vô nghĩa! Và thời gian sẽ không quay trở lại để bạn dành cho mẹ mình những lời yêu thương.
“Con cái có thể viết thư hay tự làm thiệp để chúc mừng ngày của mẹ, ngày quốc tế phụ nữ, Những từ chúng ta ngại thể hiện, có thể gửi trọn thông điệp trong từng tấm thiệp, lời chúc để có thể mạnh dạn thể hiện những câu như con yêu mẹ, con yêu ba mẹ... hoặc gửi 1 tin nhắn, 1 đoạn clip,... Điều đó không khó mà thông qua việc làm đó chúng ta có thể mạnh dạn để thể hiện tình cảm với người mà mình yêu thương. Đồng thời hãy hành động bằng những việc làm thiết thực, có ích cho gia đình và xã hội”, chuyên gia tham vấn tâm lý Phạm Thanh Tuấn tâm sự.
Theo Tấn Đạt (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.