Ngày 25/12: Có 15.586 ca COVID-19, tròn 1 tuần Hà Nội liên tục mắc nhiều nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bản tin dịch COVID-19 ngày 24/12 của Bộ Y tế cho biết có 15.586 ca mắc COVID-19 tại 57 tỉnh, thành phố; Hà Nội vẫn nhiều nhất với gần 1.900 ca mắc; trong ngày có hơn 14.000 bệnh nhân khỏi; 241 ca tử vong.

 Thông tin các ca COVID-19 mới:

- Tính từ 16h ngày 24/12 đến 16h ngày 25/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.586 ca nhiễm mới, trong đó 27 ca nhập cảnh và 15.559 ca ghi nhận trong nước (giảm 583 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 8.077 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.879), Tây Ninh (946), TP HCM (885), Vĩnh Long (875), Cà Mau (835), Khánh Hòa (793), Đồng Tháp (789), Cần Thơ (702), Bạc Liêu (612), Trà Vinh (564), Hải Phòng (425), Thừa Thiên Huế (395), Bình Định (387), Tiền Giang (326), Bà Rịa - Vũng Tàu (297), An Giang (289), Kiên Giang (282), Sóc Trăng (279), Đồng Nai (274), Hưng Yên (271), Bắc Ninh (252), Bình Thuận (242), Lâm Đồng (221), Đà Nẵng (211), Bến Tre (203), Phú Yên (192), Quảng Ninh (183), Gia Lai (166), Thanh Hóa (153), Quảng Trị (148), Nam Định (123), Hải Dương (109), Bình Dương (108), Hà Giang (104), Nghệ An (95), Hậu Giang (93), Vĩnh Phúc (91), Quảng Nam (84), Hà Nam (68), Thái Nguyên (64), Bắc Giang (61), Đắk Nông (53), Long An (50), Phú Thọ (48), Quảng Ngãi (47), Sơn La (38), Hòa Bình (37), Thái Bình (37), Ninh Thuận (33), Quảng Bình (32), Bình Phước (27), Cao Bằng (27), Tuyên Quang (17), Lào Cai (14), Yên Bái (14), Lai Châu (7), Điện Biên (2).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (-499), Phú Yên (-161), Bình Định (-156).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (+406), Hồ Chí Minh (+206), Tiền Giang (+180).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.995 ca/ngày.


 

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 của Việt Nam đến ngày 25/12
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 của Việt Nam đến ngày 25/12


Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.636.455 ca nhiễm, đứng thứ 31/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 16.595 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.630.851 ca, trong đó có 1.226.867 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 1 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (499.513), Bình Dương (289.933), Đồng Nai (96.621), Tây Ninh (69.666), Long An (40.015).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 14.423 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.229.684 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.762 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 5.527 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.156 ca

- Thở máy không xâm lấn: 154 ca

- Thở máy xâm lấn: 906 ca

- ECMO: 19 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 24/12 đến 17h30 ngày 25/12 ghi nhận 241 ca tử vong tại:

+ Tại TP. Hồ Chí Minh (42) trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tiền Giang (2), Long An (1), Cần Thơ (1), Kiên Giang (1), Đồng Tháp (1), Đồng Nai (1).

+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (39), An Giang (18), Bình Dương (18), Tiền Giang (16), Tây Ninh (12), Đồng Tháp (12), Kiên Giang (12), Cần Thơ (12), Vĩnh Long (10), Sóc Trăng (9), Cà Mau (7), Trà Vinh (6), Hà Nội (5), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Khánh Hoà (3), Bình Thuận (3), Long An (3), Hậu Giang (3), Bạc Liêu (3), Đắk Lắk (2), Phú Yên (2).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 237 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 31.007 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 27/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 171.187 mẫu xét nghiệm cho 214.645 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 29.669.584 mẫu cho 73.824.334 lượt người.


Số ca mắc COVID-19 trên thế giới

- Cả thế giới có 279.411.079 ca nhiễm, trong đó 249.811.479 khỏi bệnh; 5.411.307 tử vong và 24.188.293 đang điều trị (88.758 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 81.896 ca, tử vong tăng 2.205 ca.

- Châu Âu tăng 53.100 ca; Bắc Mỹ tăng 3.563 ca; Nam Mỹ tăng 2.150 ca; châu Á tăng 12.997 ca; châu Phi tăng 143 ca; châu Đại Dương tăng 9.943 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 3.204 ca, trong đó: Thái Lan tăng 2.766 ca, Philippines tăng 433 ca, Campuchia tăng 5 ca.


Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 24/12 có 989.988 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 144.513.779 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 76.881.418 liều, tiêm mũi 2 là 65.354.960 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vắc xin Abdala) là 2.277.401 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

 - Ngày 24/12/2021, Bộ Y tế tổ chức đoàn công tác do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn làm trưởng đoàn đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở tỉnh Tây Ninh và làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 (BCĐ) của tỉnh.

- Bộ Y tế tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát công tác điều trị , hồi sức tích cực, đánh giá nguyên nhân tử vong và công tác phòng chống dịch COVID-19 tại TP. Hà Nội từ 20-26/12/2021.

- Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời sàng lọc, điều trị, quản lý bệnh nhân bắt buộc chữa bệnh nghi nhiễm/nhiễm SARS-CoV-2 tại cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

- TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế TP. HCM cho biết tất cả trường hợp F0 thuộc nhóm nguy cơ phải được uống gói thuốc C ngay trước khi đi cách ly và không cần phải có triệu chứng. Còn F0 không thuộc nhóm nguy cơ được phát thuốc Molnupiravir khi có triệu chứng nhẹ.

- TP. Hà Nội: Hà Nội đã tiếp nhận, điều trị cho hơn 30.000 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó, xấp xỉ 50% đã khỏi, hiện còn hơn 15.700 người đang được bố trí ở các tầng điều trị, trong đó, chủ yếu ở tầng 1 với 5.900 người đang điều trị tại nhà và hơn 8.000 người đang được điều trị tại trạm y tế lưu động và các cơ sở thu dung.



https://suckhoedoisong.vn/ngay-25-12-co-15586-ca-covid-19-tron-1-tuan-ha-noi-lien-tuc-mac-nhieu-nhat-voi-gan-1900-ca-169211225180400416.htm

Theo THÁI BÌNH (suckhoedoisong)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.