Ngành chế biến đồ gỗ Gia Lai: Một thời hoàng kim

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Rừng và tài nguyên rừng là thế mạnh nổi trội của Gia Lai. Cùng với gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ Campuchia, Lào... tài nguyên rừng của Gia Lai đã đóng góp một phần không nhỏ về nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ của tỉnh hoạt động và phát triển. Sản xuất kinh doanh hiệu quả, ngành công nghiệp chế biến đồ gỗ Gia Lai đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự lớn mạnh của ngành đồ gỗ cả nước. Bằng chứng là gần đây, ngành gỗ Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 4 trong các nước Đông Nam Á, dù rằng theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, thị phần đồ gỗ của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1%.
Cửa hàng trưng bày sản phẩm Đức Long. Ảnh: Đức Thụy
Cửa hàng trưng bày sản phẩm gỗ Đức Long. Ảnh: Đức Thụy
Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam hiện đang có mặt trên 100 nước trên thế giới, chủ yếu là các thị trường Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nằm trong những mặt hàng dẫn đầu cùng với dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản, với mức tăng trưởng trên 30%/ năm. Năm 2010, giá trị kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ cả nước ước đạt 3,4 tỷ USD, tăng hơn 31% so với năm 2009. Dự kiến năm 2011 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đạt khoảng 4 tỷ USD, tăng trên 17% so với năm 2010. Cả nước có khoảng trên 2.500 doanh nghiệp, trong đó có 200 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng khoảng 170 ngàn lao động và có 4 trung tâm sản xuất đồ gỗ lớn nhất nước gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Định.
Ngành chế biến đồ gỗ của Gia Lai 20 năm trước là một ngành nhiều tiềm năng và rất phát triển. Nổi tiếng cả nước, khu vực và thế giới có các thương hiệu đồ gỗ: Hoàng Anh-Gia Lai, Đức Long Gia Lai, Quốc Cường... Rất nhiều “đại gia” trong lĩnh vực kinh tế hiện nay của Gia Lai có xuất phát điểm từ sản xuất kinh doanh đồ gỗ, rồi phát triển lớn mạnh, mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa ngành nghề. Hoàng Anh-Gia Lai có 3 nhà máy chế biến gỗ ở Gia Lai, TP. Hồ Chí Minh, Quy Nhơn.
Tại Gia Lai, Hoàng Anh-Gia Lai có riêng 2 nhà máy sản xuất đồ gỗ nội địa và sản xuất đồ gỗ xuất khẩu. Đức Long Gia Lai cũng có đến 3 nhà máy cùng với nhiều nhà xưởng, trang bị kỹ thuật công nghệ sản xuất hiện đại. Vào thời hoàng kim, danh tiếng của các “vua gỗ” Gia Lai vang lừng khắp nơi, nắm trong tay đến hàng ngàn công nhân, năng lực sản xuất đến hàng trăm ngàn m3/năm, được cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng với sản phẩm đồ gỗ đa dạng: Ngoài trời, trong nhà như bàn ghế sa lon, gường, bàn làm việc, tủ đựng rượu, tủ cá nhân, ván lát sàn...
Các doanh nghiệp này tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm, được tặng thưởng nhiều huy chương vàng, giải thưởng Sao Đỏ, hàng Việt Nam chất lượng cao, kim ngạch xuất khẩu gần cả trăm triệu USD. Không chỉ xuất khẩu, sức tiêu thụ nội địa của sản phẩm đồ gỗ Gia Lai cũng rất mạnh. Chủng loại, mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt, giá cả phải chăng, chính sách hậu mãi hấp dẫn là những lý do khiến các thương hiệu đồ gỗ mạnh của Gia Lai nổi tiếng và chinh phục được cả những khách hàng khó tính.
Hiện nay trên địa bàn Gia Lai có tới hàng trăm doanh nghiệp và cơ sở nhỏ lẻ chế biến đồ gỗ, công suất cũng tới con số trăm ngàn m3/năm, tổng vốn đầu tư lên đến cả ngàn tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 15.000 lao động. Những năm qua, ngành chế biến đồ gỗ Gia Lai đóng một vai trò quan trọng trong ngành kinh tế công nghiệp của tỉnh; sản phẩm đồ gỗ cũng là một trong những sản phẩm chủ lực của tỉnh cùng với điện thương phẩm, mủ cao su, cà phê, mì lát, hồ tiêu, mía đường...
Tuy nhiên, số doanh nghiệp và cơ sở chế biến đồ gỗ của tỉnh những năm gần đây liên tục thu hẹp; số doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa hiện chỉ còn 46 đơn vị, tiêu biểu có HA.GL, ĐLGL, Công ty cổ phần Kinh doanh Kon Hà Nừng, Công ty Lâm nghiệp Ka Nak, Công ty cổ phần  Quốc Cường, Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Lâm sản Gia Lai… tập trung chủ yếu tại TP. Pleiku. Tuy doanh nghiệp chế biến đồ gỗ có xu hướng thu hẹp lại (theo Sở Công thương hiện chỉ còn 16 doanh nghiệp hoạt động), nhưng năm 2010, sản phẩm đồ gỗ Gia Lai đạt giá trị khá cao với hàng trăm tỷ đồng, phục vụ nhu cầu của xã hội, đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách tỉnh, giải quyết hàng ngàn lao động, góp phần vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội quan trọng của tỉnh.
Festival Lâm sản Việt Nam lần thứ I tại Bình Định nhằm khẳng định và phát huy vai trò, tiềm năng của lâm sản Việt Nam; tôn vinh các nhà khoa học, các doanh nghiệp, nhà quản lý có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành lâm sản nước nhà. Sự tham gia của một số doanh nghiệp đến từ Gia Lai hy vọng sẽ góp phần vào thành công của sự kiện, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.                
Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm