Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Krông Pa: "Bà đỡ" của người nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Krông Pa đã làm tốt công tác cho vay hộ nghèo, tích cực góp phần vào công tác giảm nghèo, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội của địa phương.

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Krông Pa là huyện nghèo của tỉnh với hơn 70% dân số là người dân tộc thiểu số. Toàn huyện có 4.833 hộ nghèo, chiếm 26,4%. Vì vậy, thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đã tập trung triển khai các chương trình tín dụng chính sách, tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.

 

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, gia đình ông Ksor Drang đã phát triển chăn nuôi, vươn lên làm giàu. Ảnh: N.S
Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, gia đình ông Ksor Drang đã phát triển chăn nuôi, vươn lên làm giàu. Ảnh: N.S

Gia đình ông Ksor Drang (buôn Blang, xã Chư Ngọc) trước đây là hộ nghèo. Năm 2004, ông được Hội Nông dân xã đứng ra tín chấp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để vay 50 triệu đồng đầu tư phát triển sản xuất. Ông Drang cho biết: “Sau khi được vay vốn, tôi quyết định mua bò về nuôi. Chỉ sau ít năm, đàn bò đã tăng lên 15 con. Nhờ đó, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Hiện tại, ngoài đàn bò 25 con, gia đình ông Ksor Drang còn có gần 10 ha mì và đàn dê hơn 25 con. Tổng thu nhập mỗi năm của gia đình ông đạt khoảng 150 triệu đồng.   

Câu chuyện thoát nghèo của gia đình chị Vũ Thị Huế (thôn Tân Lập, xã Ia Rsai) cũng là một ví dụ điển hình cho thấy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà xây kiên cố, chị Huế tâm sự: “Trước đây, gia đình tôi khổ lắm. Tôi một nách nuôi 5 đứa con mà bò bê không có, rẫy cũng không. Năm 2014, nhờ được vay 40 triệu đồng từ nguồn vốn chính sách, tôi mở quán tạp hóa để buôn bán. Từ đó, cuộc sống của gia đình dần bớt khó khăn và đến nay đã thoát nghèo”.

“Bà đỡ” của người nghèo

Qua trao đổi với chúng tôi, bà Phùng Thị Tố Trinh-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Krông Pa, cho biết, kinh tế tại địa phương chủ yếu vẫn dựa vào chăn nuôi, trồng trọt...  Xác định nhiệm vụ trọng tâm là đồng hành với địa phương trong công tác giảm nghèo, những năm qua, Phòng Giao dịch đã xây dựng kế hoạch, chủ động triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến hộ nghèo, cận nghèo của huyện. Đến nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách của đơn vị là hơn 276,9 tỷ đồng (tăng hơn 13,3 tỷ đồng so với đầu năm 2018) với 235 tổ tiết kiệm và vay vốn, bình quân dư nợ đạt trên 27 triệu đồng/hộ. Trong đó, tổng dư nợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số là hơn 183 tỷ đồng, tăng hơn 120,1 tỷ đồng so với năm 2012.

Bên cạnh các nguồn vốn trung ương, hiện nay, vốn ngân sách địa phương ủy thác cho Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện là 3,68 tỷ đồng, tập trung cho vay các chương trình hộ nghèo.  Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, từ năm 2012 đến nay, toàn huyện Krông Pa đã có 1.570 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo, 560 hộ thoát cận nghèo, giúp 300 lao động có việc làm, xây dựng được 3.250 nhà vệ sinh và một số công trình nước sạch, cho 420 học sinh, sinh viên vay vốn đi học, giúp hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số xóa được 564 căn nhà dột nát…

“Tiếp tục phát huy kết quả trên,  trong thời gian tới, đơn vị sẽ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương ưu tiên nguồn vốn cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số; tranh thủ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội cấp trên và nguồn vốn ủy thác của địa phương để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo; tăng cường phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền cho người dân nắm bắt được các chương trình tín dụng chính sách để mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất. Từ đó, đẩy lùi tín dụng đen ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và tạo động lực giúp bà con vươn lên thoát nghèo”-bà Phùng Thị Tố Trinh cho biết thêm.

Ngọc Sang

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm