Ngắm vẻ đẹp hoang sơ của cao nguyên Đắk Nông nhìn từ trên cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Cao nguyên Đắk Nông là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía tây nam của khu vực Tây nguyên, nơi đây có địa hình đồi núi trập trùng, hệ thống ao hồ, sông, suối chằng chịt… Hãy cùng ngắm vẻ đẹp hoang sơ của vùng đất này.

Cao nguyên Đắk Nông hiện đang bước vào mùa mưa. Vì vậy, để chụp được hình ảnh của vùng đất này từ trên cao, phóng viên Thanh Niên đã phải tốn rất nhiều ngày để chờ những lúc trời tạnh ráo mới tác nghiệp được.

Bạn trẻ nếu lần đầu đặt chân đến TP.Gia Nghĩa (Đắk Nông), chắc hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng vì vẻ đẹp hoang sơ của thành phố trẻ này (thành lập năm 2020).

Cao nguyên Đắk Nông nhìn từ trên cao. Ngoài khí hậu mát mẻ, Đắk Nông có hệ thống ao, hồ, sông, suối rất đa dạng. Ảnh: NGỌC BIÊN

Cao nguyên Đắk Nông nhìn từ trên cao. Ngoài khí hậu mát mẻ, Đắk Nông có hệ thống ao, hồ, sông, suối rất đa dạng. Ảnh: NGỌC BIÊN

Cảnh một cánh đồng lúa ngay trên địa bàn TP.Gia Nghĩa. Ảnh: XUÂN LÂM

Cảnh một cánh đồng lúa ngay trên địa bàn TP.Gia Nghĩa. Ảnh: XUÂN LÂM

Những con dốc nhấp nhô khắp thành phố. Đường sá đi lại vắng hoe người. Mỗi sáng, hoặc khi về chiều, chỉ cần chạy xe gắn máy với chiếc áo phong phanh sẽ cảm nhận rõ khí hậu mát mẻ, thậm chí lạnh đến run cả người.

Trong lòng TP.Gia Nghĩa là những ngọn đồi thoai thoải. Xa hơn một chút là rẫy cà phê, hồ tiêu, sầu riêng của bà con nông dân.

Cách trung tâm Gia Nghĩa vài chục cây số là khu vực hồ Tà Đùng (H.Đắk Glong). Nơi được ví như vịnh Hạ Long thu nhỏ của khu vực Tây nguyên. Đường đi Tà Đùng cũng là cảnh núi đồi hoang sơ. Hai bên đường rất ít nhà dân.

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Thanh Niên ghi lại về vẻ đẹp hoang sơ của cao nguyên Đắk Nông nhìn từ trên cao:

Khí hậu mát mẻ, đường sá lại vắng vẻ. Cuộc sống ở Đắk Nông cứ như chậm rãi hơn những nơi nhộn nhịp khác. Ảnh: XUÂN LÂM
Khí hậu mát mẻ, đường sá lại vắng vẻ. Cuộc sống ở Đắk Nông cứ như chậm rãi hơn những nơi nhộn nhịp khác. Ảnh: XUÂN LÂM
Hồ nước rộng lớn nằm giữa trung tâm TP.Gia Nghĩa. Ảnh: XUÂN LÂM

Hồ nước rộng lớn nằm giữa trung tâm TP.Gia Nghĩa. Ảnh: XUÂN LÂM

TP.Gia Nghĩa còn được ví là "phố thị hoa vàng", vì trong khắp thành phố được trồng rất nhiều cây có hoa vàng. Ảnh: NGỌC BIÊN
TP.Gia Nghĩa còn được ví là "phố thị hoa vàng", vì trong khắp thành phố được trồng rất nhiều cây có hoa vàng. Ảnh: NGỌC BIÊN
Hồ Tà Đùng (H.Đắk Glong), nơi được ví như vịnh Hạ Long thu nhỏ của Tây nguyên. Ảnh: NGỌC BIÊN
Hồ Tà Đùng (H.Đắk Glong), nơi được ví như vịnh Hạ Long thu nhỏ của Tây nguyên. Ảnh: NGỌC BIÊN
Rẫy cà phê của bà con nông dân trên địa bàn TP.Gia Nghĩa. Cà phê hiện có giá rất cao nên nhiều người dân rất phấn khởi để chuẩn bị vào mùa thu hoạch (thường khoảng cuối năm). Ảnh: XUÂN LÂM
Rẫy cà phê của bà con nông dân trên địa bàn TP.Gia Nghĩa. Cà phê hiện có giá rất cao nên nhiều người dân rất phấn khởi để chuẩn bị vào mùa thu hoạch (thường khoảng cuối năm). Ảnh: XUÂN LÂM
Một con đường quê trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa. Ảnh: XUÂN LÂM

Một con đường quê trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa. Ảnh: XUÂN LÂM

Dọc tuyến quốc lộ 14 đoạn qua địa bàn Đắk Nông. Đây là tuyến đường nối TP.HCM và các tỉnh Đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên. Ảnh: XUÂN LÂM








Dọc tuyến quốc lộ 14 đoạn qua địa bàn Đắk Nông. Đây là tuyến đường nối TP.HCM và các tỉnh Đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên. Ảnh: XUÂN LÂM

Dọc 2 bên tuyến quốc lộ 14 là rừng thông. Vi vu trên con đường này sẽ khiến bạn thích thú vì không khí rất trong lành. Ảnh: XUÂN LÂM

Dọc 2 bên tuyến quốc lộ 14 là rừng thông. Vi vu trên con đường này sẽ khiến bạn thích thú vì không khí rất trong lành. Ảnh: XUÂN LÂM

Rừng thông dọc quốc lộ 14, đoạn qua địa bàn Đắk Nông. Ảnh: XUÂN LÂM
Rừng thông dọc quốc lộ 14, đoạn qua địa bàn Đắk Nông. Ảnh: XUÂN LÂM
Đồi núi trập trùng trên cao nguyên Đắk Nông. Ảnh: XUÂN LÂM

Đồi núi trập trùng trên cao nguyên Đắk Nông. Ảnh: XUÂN LÂM

Màu xanh của đại ngàn Tây nguyên.... Ảnh: XUÂN LÂM
Màu xanh của đại ngàn Tây nguyên.... Ảnh: XUÂN LÂM

Đắk Nông là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía tây nam của khu vực Tây nguyên, có quốc lộ 14 nối TP.HCM và các tỉnh Đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên, cách TP.HCM 230 km và cách TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) 120 km; có quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, cách TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) 170 km và TP.Phan Thiết (Bình Thuận) 160km.

Đắk Nông có tổng diện tích tự nhiên khoảng 6.509 km2, dân số khoảng 700.000 người, với hơn 40 dân tộc anh em cư trú trên địa bàn 8 huyện, thành phố; Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M'Nông, có địa hình đa dạng, phong phú và khí hậu tương đối ôn hòa.

Có thể bạn quan tâm

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Làng khoa bảng Đông Thái (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) từng là mảnh đất nổi tiếng với nghề dệt lụa, sản sinh ra nhiều anh tài nức tiếng thiên hạ. Qua sự chuyển mình của thời gian, nghề dệt lụa đã đi vào dĩ vãng, nhưng con người nơi đây vẫn rong ruổi với “nghề” nuôi người học.
Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Không chỉ có hàng trăm loài động, thực vật (trong đó có nhiều loài đặc hữu, hàng chục loại có tên trong sách đỏ Việt Nam), rừng ở Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin còn là đầu nguồn của dòng Sêrêpốk. Tuy nhiên, việc gìn giữ tài nguyên rừng quý giá nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực.
Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Thủy lợi Ea Kao, Krông Búk hạ hay Thủy điện Dray H’linh và nhiều công trình trên đường hành tiến chinh phục năng lượng là dấu ấn sinh động của tinh thần dám nghĩ, dám làm; là niềm tự hào về sự chung sức đồng lòng, sáng tạo; sự vĩ đại, phi thường dùng sức người để trị thủy, thu gió, gom nắng.
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.