Ngắm cầu dây văng lấy ý tưởng búp sen bắc qua sông Hiếu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Cầu dây văng sông Hiếu là công trình kết nối khu đô thị bắc sông Hiếu với trung tâm TP.Đông Hà (Quảng Trị), tuy chỉ mới tạm hoàn thành nhưng đa số người dân đều trầm trồ về trước vẻ đẹp của cây cầu.

Nằm vị trí chính giữa cầu Đông Hà và đập ngăn mặn sông Hiếu (TP.Đông Hà, Quảng Trị), cầu dây văng bắc qua sông Hiếu là điểm nhấn mang tính nghệ thuật làm nổi bật khung cảnh sông nước nơi này.

Về cơ bản cây cầu đã hoàn thành nhưng vẫn chưa được thông tuyến, do đường dẫn hai đầu cầu chưa hoàn thiện. Hiện tại, các đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thành hai mố cầu đường Hai Bà Trưng và đường Hoàng Diệu để tạm thời thông tuyến.

Dự án cầu dây văng sông Hiếu được khởi công vào tháng 4.2020 và hiện đang trong những công đoạn cuối cùng. Ảnh: Bảo Khánh

Dự án cầu dây văng sông Hiếu được khởi công vào tháng 4.2020 và hiện đang trong những công đoạn cuối cùng. Ảnh: Bảo Khánh

Với tổng kinh phí đầu tư hơn 200 tỉ đồng, đây là cây cầu mang đến diện mạo hoàn toàn khác cho TP.Đông Hà, không chỉ là vẻ đẹp đơn thuần mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương nơi đây. Ảnh: Bảo Khánh
Với tổng kinh phí đầu tư hơn 200 tỉ đồng, đây là cây cầu mang đến diện mạo hoàn toàn khác cho TP.Đông Hà, không chỉ là vẻ đẹp đơn thuần mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương nơi đây. Ảnh: Bảo Khánh
Cảnh chiều xuống bên cây cầu trên dòng sông Hiếu nên thơ. Ảnh: Bảo Khánh
Cảnh chiều xuống bên cây cầu trên dòng sông Hiếu nên thơ. Ảnh: Bảo Khánh
Hoàng hôn buông trên cầu dây văng thu hút đông đúc người dân đến chụp hình check-in. Ảnh: Bảo Khánh
Hoàng hôn buông trên cầu dây văng thu hút đông đúc người dân đến chụp hình check-in. Ảnh: Bảo Khánh
Nhịp cầu chính giữa tựa búp sen hồng, là điểm nhấn của công trình này. Ảnh: Bảo Khánh
Nhịp cầu chính giữa tựa búp sen hồng, là điểm nhấn của công trình này. Ảnh: Bảo Khánh
Lấy ý tưởng từ búp sen hồng, cây cầu có tổng chiều dài 327m, trong đó chiều dài thực 210m. Sơ đồ cấu trúc nhịp 100+100m và nhịp chính có chiều cao 73m mang hình dáng búp sen vươn lên trời cao Ảnh: Bảo Khánh





Lấy ý tưởng từ búp sen hồng, cây cầu có tổng chiều dài 327m, trong đó chiều dài thực 210m. Sơ đồ cấu trúc nhịp 100+100m và nhịp chính có chiều cao 73m mang hình dáng búp sen vươn lên trời cao Ảnh: Bảo Khánh

Về đêm, người dân ở TP.Đông Hà thường đứng ở hai bờ sông Hiếu để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây cầu này khi lên đèn. Ảnh: Bảo Khánh

Về đêm, người dân ở TP.Đông Hà thường đứng ở hai bờ sông Hiếu để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây cầu này khi lên đèn. Ảnh: Bảo Khánh

Hiện nay, cầu dây văng bắc qua sông Hiếu vẫn chưa được thông tuyến, do đường dẫn lên cầu chưa làm xong. Ảnh: Bảo Khánh

Hiện nay, cầu dây văng bắc qua sông Hiếu vẫn chưa được thông tuyến, do đường dẫn lên cầu chưa làm xong. Ảnh: Bảo Khánh

Có thể bạn quan tâm

Vào thủ phủ na xứ Lạng

Vào thủ phủ na xứ Lạng

Chính thu. Tôi ngược quốc lộ 1A từ thành phố Lạng Sơn trở lại vùng đất Chi Lăng lịch sử. Quê tôi vốn là mảnh đất hiểm trở với dãy núi Kai Kinh sừng sững nhưng lại là thỗ nhưỡng màu mỡ tạo nên những trái na đặc sản nức tiếng.

Khởi nghiệp xanh khi đầu đã bạc

Khởi nghiệp xanh khi đầu đã bạc

Từ vùng đất hoang hoá, kém màu mỡ, vợ chồng cụ bà 73 tuổi đã phủ màu xanh cho đất, và thu tiền tỷ từ việc khai thác tiềm năng loài tre bốn mùa. Diện tích tre bốn mùa của gia đình bà trở thành đặc sản “độc nhất vô nhị” ở tỉnh Đắk Nông.

Làng Việt Nam: Thi Phổ Nhứt từng được mệnh danh 'tiểu Đồng Nai'

Làng Việt Nam: Thi Phổ Nhứt từng được mệnh danh 'tiểu Đồng Nai'

Làng tôi cũng giống như bao làng khác ở Việt Nam. Ngày xưa, làng có tên Thi Phổ Nhứt, được mệnh danh là 'tiểu Đồng Nai' vì ruộng làng tôi là nhất đẳng điền, lúa cấy xuống vươn lên xanh ngát một màu. Vụ mùa cũng như vụ chiêm, lúa thu hoạch mỗi sào tính bằng nhiều giạ. Không thua gì lúa Đồng Nai.

Những bến đò thương nhớ Sài Gòn - TP.HCM

Những bến đò thương nhớ Sài Gòn - TP.HCM

Không phải chỉ miền Tây Nam bộ mới là vùng sông nước, Sài Gòn - TP.HCM là thành phố dọc ngang kênh rạch, là nơi từng dày đặc những bến đò. Cùng với sự hình thành và phát triển đô thị, những chuyến đò ngang, đò dọc đã trở thành phần không thể tách rời với tầng lớp thị dân.

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

Khởi sắc vùng căn cứ cách mạng

(GLO)- Sau ngày giải phóng, tỉnh Gia Lai nói chung và các vùng căn cứ cách mạng nói riêng gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, với truyền thống anh hùng cùng sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống kinh tế, bộ mặt nông thôn các xã vùng căn cứ cách mạng đã có bước khởi sắc đáng ghi nhận.

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ cuối: Cần xây dựng thêm 44 cây cầu

(GLO)- Sự hiện hữu của những cây cầu, cống thuộc Dự án LRAMP đã giúp các địa phương trong tỉnh giải quyết một phần “bài toán” về giao thông. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn còn nhiều điểm ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang rất cần được tiếp sức từ những “nhịp cầu lòng dân”.

Nỗi ám ảnh khôn nguôi ở Làng Nủ

Nỗi ám ảnh khôn nguôi ở Làng Nủ

Cuối tuần, các em học sinh học nội trú lại trở về thôn Làng Nủ và nỗi nhớ bạn càng thêm quay quắt. Cậu học sinh Ma Trường Quyền vẫn mơ thấy người bạn thân, nhưng khi tỉnh dậy lại buồn vì bạn đã mất rồi.
Tìm lại tên cho đồng đội

Tìm lại tên cho đồng đội

Dưới cái nắng oi bức cuối mùa hạ, 3 người cựu chiến binh Sư đoàn 308 vẫn miệt mài đi từng hàng mộ chí tít tắp ở Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 (NTLS Đường 9) để tìm kiếm thông tin về liệt sĩ. Thỉnh thoảng họ dừng lại ở một phần mộ nào đó và trò chuyện với nhau rất lâu.
Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

Dự án LRAMP song hành cùng người dân vùng khó - Kỳ 1: Đổi thay cùng LRAMP

(GLO)- Từ năm 2018 đến nay, 87 chiếc cầu, cống thuộc Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (LRAMP) do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư đã đem đến sự đổi thay to lớn ở các buôn làng vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai.
Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Chuyện du kích Jrai hạ trực thăng Mỹ

Xung quanh chiến công của du kích Puih Glớ và đồng đội - Kỳ 1: Du kích Jrai hạ trực thăng chở 2 tướng Mỹ

(GLO)- Hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng câu chuyện về du kích Puih Glớ (làng Maih, xã B6, huyện 4; nay là xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cùng đồng đội bắn rơi máy bay quân sự Mỹ ngay tại quê hương mình vẫn được nhiều người cao tuổi trong vùng nhắc nhớ và được nhiều tài liệu lịch sử chính thống ghi nhận.