Nạn nhân hay đồng phạm?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 24.12, TAND TP.Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm đối với 10 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Trường ĐH Đông Đô về tội “giả mạo trong công tác”.

Án tuyên của tòa là cái giá phải trả cho hành vi phạm tội của các bị cáo. Có hàng trăm người khác tuy không là bị cáo và không bị tuyên án nhưng vẫn chịu lời chỉ trích nặng nề của dư luận xã hội, đó là những người mua bằng.

Cụ thể, họ gồm 431 người đã được xác định họ tên, phần lớn là những người có nhu cầu lấy bằng nhanh để hoàn thiện đầu vào, đầu ra nghiên cứu sinh, học thạc sĩ, thi công chức, thi nâng ngạch. Trong đó, 210 trường hợp đã được kiến nghị xử lý. Cơ quan công an cũng có văn bản kiến nghị xử lý đối với số công chức, đảng viên dùng bằng giả nói trên. Nhiều cơ sở đào tạo đã hủy kết quả hoặc không công nhận kết quả tuyển sinh với nghiên cứu sinh dùng bằng giả. Có người học xong thạc sĩ thì bị thu hồi bằng. Công chức thì bị miễn nhiệm chức vụ, hoặc bị xem xét kỷ luật… nhưng chưa một ai bị xử phạt. Trong khi đó, theo các nhà chuyên môn về pháp luật, người mua bằng ngoài việc bị thu hồi bằng còn có thể bị xem xét xử lý hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả, thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong dư luận hiện nay vẫn có một số người cho rằng nhiều người mua bằng chỉ là nạn nhân bởi họ không biết Trường ĐH Đông Đô bán bằng giả, do đó thu hồi bằng là hình thức xử lý thỏa đáng. Tuy nhiên, đây là một lập luận khó chấp nhận. Theo quy định, để được đào tạo và cấp văn bằng 2, người học sẽ phải thi đầu vào, học đủ 71 tín chỉ, phải thi tốt nghiệp để được cấp bằng. Nhưng những người này không thi đầu vào, không học, mà chỉ chép bài thi (theo đề thi và đáp án trường phát cho) nộp cho trường để có điểm, nhằm hợp thức hóa việc được cấp bằng. Cá biệt, có trường hợp chẳng hề phải làm gì ngoài chuyện nộp hồ sơ và đóng tiền nhưng vẫn được cấp bằng. Như vậy, khi được Trường ĐH Đông Đô cấp bằng, những người này hiển nhiên phải nhận thức được việc mình đã tham gia thực hiện hành vi gian lận để có bằng.

Quan điểm người mua bằng là nạn nhân cho thấy một thực trạng nhức nhối trong GD-ĐT bấy lâu nay, đó là nhiều người sẵn sàng thỏa hiệp với sự gian lận trong học hành, thi cử. Trong khi đó, các cơ quan hoạch định chính sách lại ban hành nhiều quy định có tính hình thức, lấy tiêu chí đơn giản là bằng cấp để làm thang đo, nhưng thiếu công cụ đảm bảo và giám sát chất lượng đào tạo, thiếu cả chế tài đủ mạnh nhằm chấm dứt tình trạng dạy học chỉ để có bằng.

Nếu vẫn còn cho rằng người mua bằng là nạn nhân nghĩa là vẫn thông cảm, chấp nhận và dung túng cho nhu cầu “mua bằng”, thì e rằng những vụ việc như đã xảy ra ở Trường ĐH Đông Đô sẽ tiếp tục tái diễn. Bởi một khi trong xã hội vẫn tồn tại quan niệm “mua bằng” là bình thường thì vẫn sẽ có nhiều kẻ sẵn sàng “cung ứng”.

Theo Quý Hiên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.

Tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy

Lý do chia tách địa giới hành chính trước đây thường xuất phát từ yêu cầu quản lý và phục vụ hành chính, chủ yếu vì diện tích rộng, khoảng cách từ nhà dân đến nơi cung cấp dịch vụ công như công sở, bệnh viện, trường học quá xa.